Thủy Sản Việt Chắc Chân Ở Australia

Việt Nam hiện là 1 trong 3 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho thị trường Australia chỉ sau New Zealand và Trung Quốc.
Đây là thị trường luôn giữ tốc độ tăng trưởng khả quan suốt 3 năm qua của thủy sản Việt Nam trong khi các thị trường lớn khác đối mặt với nhiều biến động.
Cá tra Việt Nam ngày càng phổ biến ở Australia nhưng tôm lại là mặt hàng được XK nhiều nhất sang quốc gia này. Năm 2013, xuất khẩu tôm sang Australia đạt trên 128,7 triệu USD, tăng 27,5% so với năm 2012, chiếm 62% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này
Nhân dịp Hội chợ Thủy sản quốc tế Vietfish, đoàn Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Australia (SIAA) và Ban quản lý chợ cá Sydney (SFM) đã tham quan và tìm hiểu thực tế hoạt động nuôi trồng, sản xuất thủy sản tại An Giang, Cần Thơ, Nha Trang.
Đoàn Australia đánh giá cao năng lực sản xuất cũng như có ấn tượng tốt đối với các vùng nuôi khép kín, bảo đảm chất lượng từ cá giống, thức ăn cho cá, đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong nuôi trồng và sản xuất chế biến.
Với mặt hàng cá tra, VASEP và SIAA đều đánh giá chợ cá Sydney là một kênh quảng bá và tiêu thụ rất tốt cho các sản phẩm cá tra cao cấp của Việt Nam. Bên cạnh đó, tôm nuôi sinh thái chất lượng cao cũng là sản phẩm có tiềm năng lớn.
Ông Normant Grant, Chủ tịch SIAA cho biết tôm sú được tiêu thụ nhiều nhất tại Australia. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước cung cấp tôm cho Australia với lợi thế là nước sản xuất tôm sú nhiều nhất thế giới. Vì vậy, tiềm năng mở rộng hơn nữa xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng sang Australia là rất lớn.
Bà Nguyễn Hoàng Thúy, đại diện thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Australia, cho biết đơn vị này cùng với VASEP đang nỗ lực cung cấp thông tin giúp DN trong nước cập nhật được nhu cầu thủy sản tại Australia; chính sách về thương mại, quản lý chất lượng... Qua đó, DN Việt có thế tự kết nối hoặc tập hợp các DN trong nước để kết nối với thị trường thủy sản lớn này.
Có thể bạn quan tâm

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

Với huyện Trà Bồng, đây là điều đáng lo ngại bởi nguy cơ giảm sút, mai một giống quế bản địa, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quế Trà Bồng. Để lưu giữ, phát triển giống quế đặc sắc này, huyện Trà Bồng đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình, vùng nguyên liệu quế.

Nhiều hộ dân trồng cao su tiểu điền ở 2 huyện Sông Hinh, Sơn Hòa (Phú Yên) đang điêu đứng vì giá cao su giảm mạnh. Một số người bỏ vườn, không cạo mủ vì không đủ tiền thuê nhân công.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện nay trên cây tiêu, bệnh tuyến trùng gây hại 150ha, tỉ lệ hại 5 đến 10% rễ; bệnh đốm lá gây hại 20ha, tỉ lệ bệnh 5 đến 15% lá, tập trung tại các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ngoài ra, bệnh thán thư và bệnh chết chậm còn xảy ra trên 10ha tiêu. Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 687ha tiêu, trong đó huyện Tây Hòa 573ha, năng suất bình quân 23 tạ/ha. Với giá bán dao động từ 150.000 đến 170.000 đồng/kg, mỗi héc ta tiêu đạt doanh thu 400 triệu đồng. Tuy nhiên, những năm qua việc trồng tiêu ở Phú Yên còn mang tính tự phát nên rất khó đầu tư và quản lý sản phẩm. Điều này dẫn đến trình độ thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên cây trồng này ở mức cao.

Năm 2014, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) canh tác mía với diện tích 2.690ha, mía trong giai đoạn từ 5-6 tháng tuổi, chủ yếu ở các xã: Tân Tiến, Hỏa Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và phường VII. Trong những ngày qua, mưa nhiều làm cho diện tích sâu bệnh trên cây mía tăng đáng kể.