Thủy Sản Lòng Hồ Trị An Bị Tận Diệt

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái vừa ký ban hành chỉ thị “Tăng cường biện pháp nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện trên địa bàn tỉnh”.
Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai gấp rút xây dựng và đưa vào hoạt động Khu Bảo tồn vùng nước nội địa hồ Trị An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020”.
Trong quý 3 và 4-2014, một số đối tượng ngang nhiên chiếm dụng trái phép mặt nước lòng hồ Trị An, tổ chức đăng chắn khắp mặt hồ rộng lớn. Đây là một trong những phương cách đánh bắt thủy sản theo hình thức tận diệt.
Chiều dài của đường lưới chắn này dài cả kilômét và diện tích mặt nước của bửng chắn cá này lên đến vài chục hécta, giống như những lồng cá khổng lồ. Những đối tượng đặt bửng trái phép còn sử dụng lưới chắn với kích thước mắt lưới không đúng quy định, cắm cố định dưới đáy hồ, chờ cá và các thủy sinh khác di cư đẻ trứng và trú ngụ trong bửng. Đến mùa khô, những lưới chắn được kéo lên, tất cả thủy sinh nằm trong bửng đều bị tận diệt.
Nguồn bài viết: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2014/12/368737/
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/4/2015, ổ dịch đầu tiên được xuất hiện tại hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung, với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là gần 0,3 ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã xuất hiện ở nhiều diện tích nuôi tôm khác trên địa bàn xã Diễn Trung, Diễn Kỷ và Diễn Vạn, huyện Diễn châu, tỉnh Nghệ An.

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.