Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực

Thuỷ sản khẳng định vai trò ngành kinh tế chủ lực
Ngày đăng: 28/07/2015

Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản

Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản 24.900 ha, sản lượng trong 5 năm qua ước đạt 55.000 tấn, đạt 100% chỉ tiêu, trong đó tôm 16.700 tấn. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Tiêu Minh Hiền cho biết, hiện mô hình nuôi tôm sinh thái đang phát triển rất mạnh, được nhiều người quan tâm. Ngoài con tôm, người dân còn nuôi các loài nhuyễn thể, nuôi hàu lồng trên sông, rạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, huyện hướng đến nhân rộng mô hình này và xây dựng thương hiệu để sản phẩm có đầu ra bền vững, tăng thu nhập cho các hộ nuôi.

Với nhiều tiềm năng và lợi thế ven biển, huyện Ngọc Hiển được xem là “thủ phủ” trong ngành sản xuất tôm sú giống với 205 trại, chiếm khoảng 80% số lượng trại tôm giống toàn tỉnh. Trong 5 năm qua, các trại sản xuất tôm giống đã cung cấp cho thị trường khoảng 4 tỷ con tôm sú giống đã qua kiểm dịch.

Ông Nguyễn Văn Thậm, Giám đốc Ðiều hành Công ty TNHH MTV Việt - Úc, cho biết, công ty chính thức hoạt động từ đầu tháng 6/2015. Qua 1 tháng, công ty đã xuất ra thị trường hơn 80 triệu post. Sắp tới, ngoài giống thẻ chân trắng, công ty tiếp tục sản xuất giống sú truyền thống. Ðây là một trong những dự án hứa hẹn tạo ra cuộc “cách mạng” cho thị trường tôm giống Cà Mau.

Ông Nguyễn Văn Lung, ấp Ðầu Chà, xã Viên An, cho biết, trong nuôi tôm, con giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất vụ nuôi. Khi chất lượng con giống được nâng lên, năng suất tôm sẽ tăng, cái nghèo, cái khó không còn đeo đẳng người dân.

Khai thác cũng là thế mạnh

Huyện Ngọc Hiển còn có thế mạnh về đánh bắt thuỷ sản, với ngư trường rộng lớn, đội tàu trên 554 chiếc, trong đó khoảng 50% có công suất trên 90 CV, có khả năng bám biển khai thác dài ngày. Người dân có truyền thống đi biển lâu đời, nhiều thế hệ ngư dân đã gắn liền với biển, xem biển là nguồn sống của họ.

Toàn huyện hiện có 131/247 phương tiện khai thác ven bờ chuyển sang khai thác xa bờ và ngành nghề không sát hại nguồn lợi thuỷ sản. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Tiêu Thanh Hiền thông tin: “Nghị định 67/2014/NÐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản chính là cơ hội để huyện hiện đại hoá đội tàu cá, tiến tới đánh bắt xa bờ, đưa nghề khai thác thuỷ sản trở thành ngành công nghiệp thật sự. Khu neo đậu tránh, trú bão cho ngư dân cơ bản hoàn thiện bước đầu là cơ sở cho việc khuyến khích, kêu gọi đầu tư để xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ sản, các cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá”.

Với mục tiêu phát triển cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ và hậu cần theo hướng sản xuất công nghiệp, huyện đang phấn đấu đến năm 2020, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn đạt trên 60.000 tấn, trong đó tôm 20.300 tấn.

Ðể đạt được mục tiêu đó, huyện đang triển khai thực hiện, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững, phát huy tiềm năng lợi thế về rừng và biển, triển khai có hiệu quả cơ chế chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển trong lĩnh vực ngư - lâm - nông nghiệp.

Ðến năm 2020, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 23.211 ha, trong đó quan tâm phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến, phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái; quy hoạch, quản lý nuôi tôm công nghiệp ở nơi có đủ điều kiện. Phát triển mô hình nuôi các loài nhuyễn thể; nuôi lồng bè trên sông, rạch. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi ngành nghề khai thác thuỷ sản, đầu tư cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp với bến cá xã Ðất Mũi theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt. Quản lý khai thác hợp lý giống thuỷ sản tự nhiên, giống sú bố mẹ gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn theo hướng đảm bảo chất lượng cao, phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm sản xuất giống thuỷ sản tập trung.


Có thể bạn quan tâm

"Đồng Cá" Cẩm Khê

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.

20/01/2014
Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.

20/01/2014
Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản Tuyên Quang Khai Thác Tiềm Năng Nuôi Trồng Thủy Sản

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

20/01/2014
Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản Làm Giàu Nhờ Nuôi Con Đặc Sản

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

20/01/2014
Thông Báo Lịch Thời Vụ Thả Giống Tôm Biển Năm 2014 Thông Báo Lịch Thời Vụ Thả Giống Tôm Biển Năm 2014

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

20/01/2014