Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông

Thái Bình Định Hướng Phát Triển Nuôi Cá Lồng Trên Sông
Ngày đăng: 20/01/2014

Thái Bình là tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển, được bao bọc bởi hệ thống sông lớn là: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Diêm với ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, do đó diện tích mặt nước để đưa vào nuôi trồng thuỷ sản rất lớn.

Vùng nước mặn khoảng 2.385 ha, nước lợ khoảng 3.427 ha, đối tượng nuôi trồng là: ngao, tôm, cua, cá vược, rong câu chỉ vàng…Vùng nước ngọt nuôi thủy sản là 8.614 ha, đối tượng nuôi là cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép, cá rô đồng, cá chim trắng, ếch Thái Lan…nhìn chung diện tích mặt nước đã được khai thác hiệu quả phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.

Nhằm khai thác tiềm năng diện tích mặt nước sông, mở rộng diện tích nuôi, phát triển các đối tượng và hình thức nuôi mới, tái cơ cấu nghề nuôi trồng thuỷ sản, ngày 09/01/2014, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 phát triển được 3.000 lồng nuôi, sản lượng đạt 9.072 tấn đạt giá trị 252.202 triệu đồng tính theo giá cố định năm 1994 và tạo ra 3.000 việc làm mới; tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng giai đoạn 2015-2020 bình quân đạt 60,86%/năm.

UBND tỉnh cũng chỉ ra 6 nhóm giải pháp để đề án triển khai có hiệu quả: (1) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, tờ rơi…về chủ trương chính sách, các quy định nuôi cá lồng và công khai quy hoạch khu vực sông được phát triển nuôi cá lồng; (2) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư triển khai quy hoạch tổng thể phát triển nuôi cá lồng trình UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đó UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng khu vực thuộc phạm vi quản lý; (3) Nhà nước hỗ trợ 10,21% tổng số vốn đầu tư phục vụ công tác quy hoạch, lắp đặt hệ thống phao tiêu, biển báo;

Xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, tổ chức thăm quan học tập mô hình, tổ chức quản lý sản xuất tại các địa phương khác, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất giống, hỗ trợ thay thế đàn cá bỗ mẹ nước ngọt; hỗ trợ lãi xuất tiền vay đầu tư hai năm đầu tiên để thúc đẩy phong trào nuôi cá lồng trên sông; (4) UBND xã xây dựng phương án sản xuất trình UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện, các đơn vị tổ chức nuôi cá lồng chủ động tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhà nước hỗ trợ thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, khuyến cáo doanh nghiệp đầu tư bao tiêu sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; (5) Hàng năm, mở lớp tập huấn đào tạo nghề nuôi cá lồng từ nguồn vốn khuyến ngư; (6) Chủ động nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất giống, nuôi cá thương phẩm và các biện pháp phòng trị bệnh cho cá lồng; nghiên cứu cải tiến vật liệu làm lồng có tuổi thọ cao, chi phí thấp nhằm tăng giá trị cạnh tranh cho sản phẩm cá lồng.


Có thể bạn quan tâm

Kho K870 Triển Khai Dự Án Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Kho K870 Triển Khai Dự Án Sản Xuất Cà Phê Bền Vững

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…

08/12/2014
Nhiều Nông Sản Chưa Được Bao Tiêu Nhiều Nông Sản Chưa Được Bao Tiêu

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.

21/07/2014
Trung Tâm Chuỗi Cá Tra Trung Tâm Chuỗi Cá Tra

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

21/07/2014
Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Những HTX Điển Hình Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

08/12/2014
Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn Nuôi Thủy Sản Trên Vùng Đất Phèn

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.

21/07/2014