Thủy Sản Cà Mau Một Năm Được Mùa

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn: Năm 2014, ngoài mùa vụ của bà con nông dân gặp nhiều thuận lợi thì diện tích tôm chết cũng giảm từ 10 đến 20% so với năm trước. Điều đáng mừng là không chỉ người dân nuôi tôm quảng canh cải tiến được mùa, mà nhiều hộ dân nuôi tôm trên đất lúa, đất rừng; đặc biệt là những hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp cũng có nhiều vụ bội thu.
Năm 2015, tỉnh Cà Mau tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp thêm 1.800 ha, nâng tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh lên 10.000 ha như chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, trước những khó khăn như đã đề cập, ngành chuyên môn cho rằng khả năng đạt chỉ tiêu trên là chưa thể nói trước, bởi tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của một số huyện, diện tích nuôi tôm công nghiệp đã gần như phủ kín, chỉ còn 2 huyện: Năm Căn và Ngọc Hiển là có thể mở rộng.
Do đó, ngay thời điểm này ngoài tiếp tục đầu tư cho những vùng nuôi tôm theo quy hoạch, tỉnh Cà Mau sẽ quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng cho 2 huyện này ở những nơi đã quy hoạch, để quá trình sản xuất của nông dân gặp nhiều thuận lợi; năng suất, sản lượng cũng từ đó tiếp tục được nâng lên theo hướng ổn định, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Từ thân bắp, cùi bắp, vỏ lụa đến vỏ hạt điều, vỏ cà phê, dầu từ vỏ hạt điều, bã vỏ hạt điều, bột vỏ quả dừa, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chế biến và “biến” nguồn rác nông nghiệp này thành mặt hàng xuất khẩu mang về cho đất nước nhiều triệu USD.

Thông qua các thương lái địa phương, một nhóm thương lái Trung Quốc đang lùng sục thu mua heo hơi loại “siêu mỡ” với giá cao bất thường.

Huyện Bảo Yên muốn trở thành huyện giàu có cần phải chuyển hướng canh tác sang phát triển cây ăn quả và những cây đặc sản bản địa với nhiều lợi thế mà không nơi nào có được.

Theo ông Lò Thanh Bang, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh Sơn La, sau gần 2 năm triển khai dự án này, toàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt được nhiều công trình khí sinh học (KSH) cho chăn nuôi.

Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.