Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Nhân Xuất Khẩu Gạo Phải Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Tin Vui Cho Người Trồng Lúa

Thương Nhân Xuất Khẩu Gạo Phải Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Tin Vui Cho Người Trồng Lúa
Ngày đăng: 07/02/2015

Từ ngày 1/3/2015, thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo phải xây dựng vùng nguyên liệu. Đây là một trong những quyết định của Bộ Công thương vừa ban hành nhằm thực hiện lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu, đồng thời phát huy vai trò của liên kết trong sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo giai đoạn 2015 - 2020.

Một trong những khó khăn trong việc tiêu thụ lúa, gạo lâu nay vẫn là sự thiếu vắng vai trò của doanh nghiệp xuất khẩu. Do vậy, quy định thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu sẽ mở ra cơ hội cho người nông dân gắn kết với doanh nghiệp.

Thông qua sự liên kết này, vai trò, trách nhiệm của nông dân và doanh nghiệp sẽ được phát huy. Nông dân sẽ chủ động về đầu ra, tập trung sản xuất hàng hóa chất lượng theo đơn đặt hàng. Còn doanh nghiệp xuất khẩu cũng an tâm về chất lượng và đáp ứng các quy định của các nước nhập khẩu về tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ - vốn trở thành tấm thẻ thông hành không thể thiếu trong hội nhập.

Theo quy định của Bộ Công thương, việc xây dựng vùng nguyên liệu sẽ theo lộ trình như: Đối với những thương nhân xuất khẩu gạo dưới 50.000 tấn/năm, trong năm đầu tiên phải xây dựng vùng nguyên liệu là 500ha, sang năm thứ hai trở lên sẽ tăng thêm 300ha mỗi năm. Thương nhân có lượng gạo xuất khẩu từ 50.000 đến dưới 100.000 tấn gạo/năm, năm đầu làm 800ha và những năm sau mỗi năm tăng thêm 500ha.

Riêng những thương nhân xuất khẩu từ trên 100.000 đến dưới 200.000 tấn/năm, năm đầu làm 1.200ha, những năm sau mỗi năm tăng thêm 800ha. Đặc biệt, thương nhân xuất khẩu từ 200.000 tấn/năm, năm đầu làm 2.000ha và những năm sau tăng thêm 1.500ha.

Bộ Công thương cũng đưa ra ba phương thức xây dựng vùng nguyên liệu để thương nhân lựa chọn phù hợp với điều kiện, năng lực của doanh nghiệp. Một là doanh nghiệp có thể xây dựng dự án, hoặc phương án cánh đồng lớn. Thứ hai là không xây dựng dự án, hoặc phương án cánh đồng lớn mà chỉ ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo với hộ nông dân, hoặc đại diện của người trồng lúa.

Ba là xây dựng vùng nguyên liệu thuộc quyền quản lý, sử dụng của thương nhân trên diện tích đất sản xuất lúa được Nhà nước giao, cho thuê, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất lúa.

Trong ba phương án này, phương án thứ hai dự báo sẽ được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều. Vì phương án này giúp doanh nghiệp giảm tối đa chi phí đầu tư, tận dụng được vùng nguyên liệu sẵn có của nông dân và cả kinh nghiệm quản lý sản xuất của họ.

Quy định về thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo phải xây dựng vùng nguyên liệu thật sự là giải pháp rất kịp thời và hướng đến sản xuất bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác Vẫn Còn Khó Khăn Cho Đầu Ra Cá Ngừ Sau Khai Thác

Ngoài hàng loạt khó khăn như chi phí tăng cao, ngư trường không ổn định đã ảnh hưởng đến nghề khai thác, những chủ tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa luôn canh cánh với nỗi lo bị ép giá. “Được mùa” nhưng lại mất giá và hiện nay là tình trạng ép giá; ngư dân đánh bắt cá ngừ đang còn gặp rất nhiều khó khăn đầu ra cho sản phẩm.

12/03/2014
Tình Hình Chăn Nuôi Gia Cầm Có Chiều Hướng Tăng Tình Hình Chăn Nuôi Gia Cầm Có Chiều Hướng Tăng

Từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau đã phát hiện, tiêu hủy 756 con gia cầm bị bệnh. Trên thực tế, mặc dù đã được tuyên truyền nhiều về việc chủ động tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm, nhưng từ sự chủ quan dẫn đến ý thức của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế.

12/03/2014
Chuyện Về Ông Chủ Chuyện Về Ông Chủ "Nấm Việt"

Khi các phương tiện thông tin đại chúng phanh phui việc nấm kim châm nhập khẩu nhưng đóng gói mang thương hiệu Việt Nam, không đảm bảo chất lượng bày bán trên thị trường, tôi vốn là “tín đồ” của món này tức tốc gọi cho bạn là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống lớn ở TP Hạ Long để “truy vấn” về nguồn gốc nấm mà tôi vẫn ăn.

12/03/2014
Hỗ Trợ Người Dân 16.000 Cọc Bê Tông Làm Giàn Su Su Hỗ Trợ Người Dân 16.000 Cọc Bê Tông Làm Giàn Su Su

Đến nay, hơn 200 hộ dân tại khu vực Ô Quý Hồ, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nhận đủ 16.000 cọc bê tông của huyện hỗ trợ để làm giàn su su với diện tích 90 ha. Số cọc bê tông này có tổng trị giá 1,6 tỷ đồng.

12/03/2014
Nông Dân Chặt Bỏ Cây Điều Nông Dân Chặt Bỏ Cây Điều

Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn hạt điều mỗi năm cho ngành chế biến nhân điều xuất khẩu. Trong khi đó, nông dân lại đang đua nhau chặt bỏ loại cây trồng chủ lực này do hiệu quả kém.

12/03/2014