Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất dùng hóa chất cấm

Gan DeQiang (bìa trái) và mớ hóa chất, bộ kích điện mà Gan DeQiang mang từ Trung Quốc sang Việt Nam
Gói hóa chất này là một loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm lưu hành tại Việt Nam
Chiều 18.9, thiếu tá Phan Văn Kiệm, Đội trưởng đội điều tra hình sự (Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho hay đơn vị vẫn đang tạm giữ hành chính Lê Văn Cương (25 tuổi, trú thôn Chàm Mới, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) và Gan DeQiang (40 tuổi, trú Quảng Tây, Trung Quốc, số hộ chiếu: E55182845).
Lý do là để xác minh làm rõ một số nội dung (như mục đích nhập cảnh, thủ đoạn vận chuyển hóa chất vào Việt Nam...).
Cũng theo thiếu tá Kiệm, việc xét nghiệm chính xác các thành phần trong các bao hóa chất dùng để bắt giun mà Gan DeQiang mang theo sẽ mất nhiều thời gian. Trước mắt, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị xác định được một loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm lưu hành tại Việt Nam.
“Hiện, chúng tôi chưa phát hiện các dấu hiệu xâm phạm an ninh quốc gia để xử lý hình sự nhưng 2 người này chắc chắn sẽ bị xử lý hành chính với rất nhiều lỗi, trong đó nghiêm trọng nhất là hành vi 'Người nước ngoài, nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam' của Gan DeQiang”, thiếu tá Kiệm nói.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sáng 17.9, lực lượng Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã mời Cương và Gan DeQiang về đồn làm việc khi cả hai đang tìm thuê người dẫn đường đi bắt giun tại bản Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa).
Cả 2 khai nhận đã đến vùng biên này để khảo sát, thu mua giun đất để đem về Trung Quốc bào chế một loại thuốc tăng trọng cho gia súc.
Ngoài ra lực lượng chức năng còn thu giữ tại nơi tạm trú của cả 2 nhiều gói hóa chất và bộ kích điện dùng để đổ hoặc gí xuống đất để bắt giun (trên bao bì chi chít chữ Trung Quốc).
Có thể bạn quan tâm
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thông qua công tác nghiên cứu khoa học, nhất là các đề tài liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

Từng học chuyên ngành xã hội nhưng lại đam mê với sản xuất, kinh doanh nên Nguyễn Xuân Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Nam Anh đã mạnh dạn đầu tư sản xuất các loại nấm với quy mô lớn, trong đó có đông trùng hạ thảo, một loại dược liệu quý.

Theo Hợp tác xã dịch vụ kinh doanh tổng hợp nông nghiệp Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), vụ thu hoạch năm nay, năng suất mía tại cánh đồng lớn dự kiến đạt từ 90 - 100 tấn/hécta, tăng khoảng 40 tấn/hécta so với năng suất cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 3.000 ha trong đó chủ lực là cây dừa với diện tích khoảng 2.400 ha, còn lại là các loại cấy ăn quả có giá trị khác như: thanh long, cây có múi…

Từ đầu năm đến nay, Trạm Khuyến nông Mang Thít (Vĩnh Long) đã chuyển giao kỹ thuật cho nông dân thực hiện khoảng 8ha mô hình luân canh dưa hấu trên nền đất lúa, lợi nhuận cao hơn từ 2 - 3 lần trồng lúa.