Thương Lái Trung Quốc Đang Vét Cạn Hải Sản

Ông Nguyễn Xuân Quốc - Trưởng phòng Kinh doanh XNK Công ty Cổ phần Đại Thuận (Tashun) cho biết, hiện nay thương lái Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ xô đến các bến bãi để tranh giành thu gom nguyên liệu. Họ mua tất cả các loại hải sản với đủ mọi kích cỡ, chất lượng khác nhau và với giá cao hơn giá bán cho những người thu gom ở trong nước, sau đó đóng hàng lên xe bảo ôn và đưa về Trung Quốc.
Thời gian qua, thương lái Trung Quốc đã “nhiễu loạn” giá cả nguyên liệu tại Khánh Hòa và các vùng biển Miền Trung, Nam Trung Bộ.
Trong khi các DN thủy sản trong nước phải chịu nhiều loại thuế và sự kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thì các thương lái Trung Quốc lại không hề chịu sự kiểm soát nào từ phía các cơ quan chức năng. Họ ngang nhiên vào tận các bến bãi, đại lý để “thu vét” toàn bộ nguyên liệu và chở qua biên giới một cách dễ dàng.
Do đó, không riêng gì Tashun, nhiều DN hải sản trong nước dù đã cố gắng thu mua nguyên liệu nhưng vẫn không đủ khối lượng để chế biến.
6 tháng đầu năm 2011, Tashun mới XK được hơn 77 tấn cá biển các loại với trị giá khoảng 725 nghìn USD, trong đó XK hơn 67 tấn sang thị trường Nhật Bản, còn lại là thị trường Hàn Quốc.
Nhu cầu hải sản những tháng cuối năm rất lớn. Tashun đã ký nhiều hợp đồng XK đến cuối năm, đồng thời đưa mặt hàng tôm chân trắng đông lạnh sang “thăm dò” thị trường Hàn Quốc và bước đầu đã chiếm được cảm tình của thị trường này. Tuy nhiên, cái khó nhất của DN trong thời gian này là thiếu nguyên liệu trầm trọng - ông Quốc nói
Có thể bạn quan tâm

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.