Thương lái Trung Quốc bày trò ép giá tôm hùm

Khác với hình thức phân loại để mua như những thời điểm trước đây, gần đây thương lái Trung Quốc đến vựa tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định để thu mua tôm theo kiểu đổ đồng với giá từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/kg, thấp hơn 200.000 - 500.000 đồng/kg so với trước.
Theo những người nuôi tôm hùm ở xã Nhơn Hải, vào thời điểm đầu vụ cách đây hơn 1 tháng, thương lái đến thu mua theo kiểu phân loại.
Trong đó, tôm loại I nặng hơn 1 kg, mua với giá 1,5 - 1,6 triệu đồng/kg; tôm loại II nặng từ 0,8 kg đến dưới 1 kg/con, mua giá 1,3 - 1,4 triệu đồng/kg và tôm loại III nặng từ 0,6 kg đến dưới 0,8 kg/con, mua giá 1,1 - 1,2 triệu đồng/kg.
Thấy thương lái thu mua tôm loại I, II cao, nhiều người tiếp tục giữ lại nuôi để bán giá cao hơn.
Tuy nhiên, cách đây vài ngày, khi phần lớn tôm hùm đã đạt loại I, loại II thì thương lái chỉ đặt hàng duy nhất tôm loại III.
Vì không biết bán cho anh nên người dân đành phải chấp nhận bán tôm loại I, loại II với giá loại III, tức thấp hơn 200.000 - 500.000 đồng/kg so với giá trị thực.
“Đầu mùa, thấy tôm loại I bán được với giá cao, chúng tôi cố giữ lại để nuôi thêm một thời gian nữa rồi bán.
Đâu ngờ thương lái Trung Quốc lại giở trò để đè giá như vậy.
Giờ không bán cho họ thì cũng chẳng biết bán cho ai.
Với giá bán như hiện nay, hầu hết người nuôi tôm ở đây bị lỗ nặng” - ông Phạm Minh Hùng, một chủ hộ nuôi tôm hùm thương phẩm ở thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải, than thở.
Đây không phải lần đầu thương lái Trung Quốc đột ngột thay đổi chủng loại tôm để mua với giá thấp.
Cách đây 3 năm, thương lái Trung Quốc cũng đã giở trò mua tôm như thế này khiến người nuôi tôm ở Nhơn Hải lỗ chỏng vó.
Ông Ngô Đức Tình, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho biết địa phương hiện có khoảng 100 hộ nuôi tôm hùm.
Thời gian qua, tôm hùm nuôi thương phẩm ở địa phương chủ yếu được bán theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, do vậy giá cả thường do thương lái Trung Quốc quyết định.
Trước việc thu mua tôm thất thường thời gian qua, chính quyền đã nhiều lần cảnh báo người dân nên cẩn trọng nhưng nhiều người vẫn mắc bẫy.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực thủy sản năm 2015, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản BR-VT đã tiến hành triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 7ha của Công ty TNHH thủy sản Mạnh Cường tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Thời gian qua, trong sản xuất nông nghiệp, mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và tăng giá trị kinh tế các mặt hàng nông sản. Gần đây, việc xây dựng mô hình cánh đồng tôm mẫu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là một hướng đi mới cho người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng nhà máy đông lạnh, mở rộng và đa dạng hóa đối tượng nuôi, chế biến thức ăn… bim foods còn tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn tôm giống chất lượng cao. Đây là bước đi căn bản hướng tới khép kín toàn bộ chuỗi giá trị mà tập đoàn đang triển khai thực hiện

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng cả về lượng và chất của lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ở huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tăng rõ nét và dần khẳng định đây là thế mạnh nổi bật trong ngành nông nghiệp của huyện. Để phát huy thế mạnh này, huyện đã và đang tập trung triển khai các quy hoạch, đề án liên quan, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tập trung cũng như tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Có nhiều lợi thế về địa hình, nguồn nước, khí hậu, Lào Cai rất thích hợp với phát triển thủy sản, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vậy tiềm năng và lợi thế này đang được tỉnh khai thác như thế nào? Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuyển, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai về vấn đề này.