Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa

Thương Lái Tranh Nhau Mua Lúa
Ngày đăng: 26/05/2014

Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Khoảng 1 tuần nay, một số diện tích lúa hè thu gieo sạ sớm ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang bắt đầu cho thu hoạch. Điều đáng mừng là năm nay, bà con thu hoạch lúa đến đâu, thương lái mua hết đến đó. Nhiều diện tích lúa được thương lái bỏ tiền đặt cọc trước nhiều ngày.

Ông Đinh Công Giàu, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A đang thu hoạch 1 ha lúa hè thu, với giống lúa IR 50404, năng suất khoảng 10 tấn/ha. Điều ông Công vui nhất, toàn bộ diện tích lúa được thương lái đặt cọc từ trước với giá lúa tươi cắt máy là 4.450 đ/kg, cao hơn vụ trước 300 - 400 đ/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, ông Giàu lãi từ 20 - 24 triệu đ/ha.

Tuy mức lợi nhuận này chưa bằng quy định của Chính phủ là đảm bảo người trồng lúa có lãi khoảng 30%, song người dân vẫn vui mừng bởi lúa thu hoạch đến đâu thương lái tìm mua hết đến đó.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, thị trường lúa gạo tuy có khởi sắc ngay từ đầu vụ nhưng người trồng lúa vẫn không tránh khỏi lo lắng. Bởi giá lúa thường chỉ cao những ngày đầu vụ, sau đó giảm dần khi vào chính vụ.

Mặt khác, chủ trương của tỉnh khuyến cáo nông dân sản xuất lúa chất lượng cao, hạt dài, thơm, dẻo. Nhưng hiện trên thị trường, loại giống lúa này tiêu thụ chậm. Loại lúa hạt tròn như giống IR 50404 địa phương “khống chế” sản xuất nhưng thương lái lại tranh nhau tìm mua. Do vậy, có thời điểm, nguồn cung thiếu cầu.

Anh Nguyễn Văn Thị, thương lái mua lúa ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang cho biết, gần đây sản lượng lúa thu mua chỉ bán cho các nhà máy xay gạo tiêu thụ nội địa. Lúa hạt tròn, đặc biệt lúa tươi chiếm ưu thế vì gạo xay đẹp, ít tấm, giá bán trung bình, sức tiêu thụ mạnh. Lúa hạt dài, được dân phơi khô trữ nhiều tháng qua tiêu thụ khó do không có đầu ra.

Vụ lúa hè thu năm 2014, Hậu Giang gieo cấy khoảng 75.000 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ trước. Vụ lúa năm nay phát triển tốt, thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, sẽ cho thu hoạch vào giữa tháng 6 tới. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ trồng lúa chưa yên tâm, sợ giá tụt giảm khi thu hoạch rộ.

Vừa qua, tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh thu mua lượng lúa đông xuân còn tồn đọng trong dân nhưng có chưa chuyển biến mấy. Nhiều hộ gặp khó vì chưa bán hết được lúa, trong khi đó diện tích lúa hè thu lại bắt đầu cho thu hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Cân Nhắc Khi Phát Triển Giống Sầu Riêng Không Mùi Cân Nhắc Khi Phát Triển Giống Sầu Riêng Không Mùi

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).

10/11/2013
Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa Chú Trọng Chất Lượng Để Cam Sành Bắc Quang Không Ngừng Vươn Xa

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

10/11/2013
Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới Cây Chanh Hứa Hẹn Hiệu Quả Trên Vùng Đất Mới

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

10/11/2013
Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính Kết Quả Mô Hình Nuôi Ghép Cá Chép V1 Là Chính

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

11/11/2013
Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh Tôm Nuôi Thiệt Hại Giảm, Xuất Khẩu Tăng Mạnh

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

11/11/2013