Thương lái thu mua cam non xuất sang Trung Quốc

Thời gian gần đây nhiều thương lái đến các tỉnh ở vùng ĐBSCL như Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp… thu mua cam non với giá 2.000 đồng/kg (cam còn tươi) và khoảng 12.000 đồng/kg với cam xắt miếng phơi khô.
Ông N.V.T (ngụ xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Đây là một trong những vùng trồng cam lớn của huyện Cầu Kè nên nhiều ngày qua thương lái đến ngã giá mua cam non rất nhiều, bao nhiêu họ cũng mua. Những loại cam này thường là trái nghịch vụ, cam rụng nên phải bán, bỏ không thì uổng phí. Khi tôi hỏi một thương lái mua cam non làm gì thì họ bảo bán sang Trung Quốc”.
Theo chủ đại lý thu mua cam non N.M (ngụ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long), do thương lái ồ ạt đi mua nên giá cam non tăng cao. Mỗi ngày, đại lý N.M cũng bán gần 2 tấn cam non. Chủ đại lý N.M thừa nhận việc thương lái mua cam non là để xuất sang Trung Quốc, còn phía Trung Quốc tại sao "ăn" hàng này thì không ai rõ.
Sáng 12-5, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Ôn Thanh Ngân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trà Ôn, khẳng định: “Việc người dân bán cam non tại huyện đã diễn ra từ lâu. Những vườn cam khi cành có trái quá nhiều phải tỉa bớt hoặc cam non rụng nếu người dân bỏ đi thì phí nhưng nếu bán đi sẽ kiếm được đồng lời. Còn việc họ bán cam non cho ai thì tôi không rõ. Thường cam non xắt phơi khô dùng để làm thuốc".
Có thể bạn quan tâm

Năm năm - khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận, đánh giá những thành tựu mà tỉnh ta đạt được và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; để từ đó hoạch định những bước đi sát- đúng với thực tiễn của tỉnh và cả nước cho 5 năm đến.

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai đã nhận được sự đồng thuận từ các cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến nhân dân ở nhiều địa phương. Nhờ đó, Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn có nhiều khởi sắc.

Chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN), tiếp vốn cho người dân, doanh nghiệp (DN) vùng nông thôn đầu tư làm ăn.

Thực hiện Chiến lược Biển Quốc gia đến năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia "mạnh về biển, giàu lên từ biển “ và Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

Năm năm qua, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Nghị quyết XVIII), chúng ta đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.