Thương Lái Thao Túng Đồng Tôm

Tôm sú nguyên liệu ĐBSCL khan hiếm nhưng nhiều ngày qua giá tôm nguyên liệu liên tục giảm. Làm ra sản phẩm nhưng giá cả hoàn toàn lệ thuộc vào thương lái và các nhà máy chế biến tôm.
Vừa thu hoạch 2 ao tôm diện tích 10.000m², sản lượng đạt hơn 8 tấn, ông Nguyễn Minh Đức, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) mất khoản lãi hơn 140 triệu đồng do giá tôm đang giảm. Đưa chúng tôi tham quan ao tôm cạnh nhà, chỉ tay về phía đồng tôm rộng hàng trăm hécta khu vực cánh đồng Tây của địa phương, ông Đức thở dài buồn rười rượi: “So với đầu tháng 8, giá tôm hiện nay đã giảm từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg (tùy loại). Giá tôm giảm thế này, năm nay người nuôi tôm xã Mỹ Long Nam mất đi tiền tỷ, trúng mùa mà không vui”.
Có chung tâm trạng như ông Đức, ông Nguyễn Văn Thậm, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang bức xúc: Cách đây 20 ngày thương lái đến tại ao nuôi tôm mua với giá cao kỷ lục, từ 235.000 - 245.000 đồng/kg (loại 1), còn hiện tại đã giảm từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Đặc biệt, tôm loại 30 con/kg (phần lớn diện tích nuôi đạt kích cỡ này) giảm mạnh nhất, từ 169.000 - 175.000 đồng/kg xuống 156.000 - 160.000 đồng/kg.
Còn giá bán tôm cho Công ty CP Chế biến thủy sản Cửu Long cũng giảm mạnh nhưng để bán được sản phẩm, nông dân phải bắt số, xếp hàng theo thứ tự. “Nghịch lý của vụ tôm năm nay là tôm nguyên liệu khan hiếm nhưng giá tôm liên tục giảm.
Theo thống kê của chúng tôi so với đầu vụ thu hoạch cách đây khoảng 1 tháng, giá tôm loại 20 con/kg đã giảm từ 25.000 đến 27.000đồng/kg, loại 25 con giảm từ 15 đến 18.000đồng/kg, loại 30 con/kg giảm hơn 20.000 đồng/kg. Chỉ tính sản lượng thu hoạch toàn huyện đến thời điểm hiện nay 7.500 tấn (60% sản lượng), nông dân mất lãi hàng chục tỷ đồng”, ông Dương Tấn Đởm, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Ngang phân tích.
Theo thông tin từ bà con nuôi tôm và ngành chức năng địa phương, giá tôm sú nguyên liệu do thương lái và nhà máy thu mua ở vùng tôm xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải hiện đang thấp hơn các tỉnh trong khu vực từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg.
Trong khi nhiều nhà máy chế biến tôm ở ĐBSCL đang “đói” nguyên liệu, phải hoạt động cầm chừng thì tại đồng tôm Trà Vinh, người nuôi tôm đang bị “bắt chẹt”. Có hay không việc thương lái “thao túng” thị trường tôm? Lý giải vấn đề bất hợp lý này, cũng có ý kiến cho rằng: Do nông dân thu hoạch đồng loạt, dẫn đến cung vượt quá xa cầu, kéo giá giảm xuống(!)
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày này, nông dân tỉnh Tiền Giang đang tập trung chăm sóc lúa thu đông bước vào giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, với tổng diện tích hơn 38.000 ha, tập trung nhiều ở các huyện Chợ Gạo, Tân Phú Đông, Gò Công Tây. Tuy nhiên, vào thời điểm này do thời tiết diễn biến phức tạp nên các đối tượng sâu bệnh, dịch hại đang có xu hướng tăng cao trên lúa thu đông.

Trong khi ở nhiều nơi, cây vụ đông mới bắt đầu lên xanh thì ở huyện Nam Sách (Hải Dương), những ruộng cà chua đã cho những trái quả đỏ, xanh.

Trong khi các “vựa rau” ở Tư Nghĩa hay TP.Quảng Ngãi tiêu điều vì bị mưa vùi gió dập thì nhiều ruộng la ghim của nông dân xã Đức Thạnh (Mộ Đức) lại bán được giá.

Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê năm 2013, mặc dù giá nhân công đã “đội” lên, tăng cao so với những năm trước, song do thiếu nhân công tại chỗ nông dân vẫn phải “bấm bụng” thuê với giá cao…

Ngày 2/11, ông Nguyễn Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết huyện vừa có tờ trình xin UBND tỉnh Phú Yên cho phép sử dụng tạm thời 150ha mặt nước ở phía đông vịnh Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, đoạn từ bãi Bàng đến bãi Nhãn để sắp xếp 7.229 lồng nuôi trồng thủy sản của 271 hộ dân và 1 doanh nghiệp trong tỉnh đang nuôi thủy sản ở khu vực Vũng Rô.