Thương lái ngừng mua, người trồng chanh khóc ròng

Giá mít tăng mạnh
Sau chuỗi ngày rớt giá thê thảm, những ngày qua, thương lái đua nhau lùng sục khắp các nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ để thu mua mít giống Thái Lan với giá gấp 3 - 4 lần so với trước.
Cụ thể, cách đây khoảng 2 tháng, giá mít bán tại vườn chỉ từ 2.000- 3.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 10.000- 12.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn bắt đầu thấy nhẹ nhõm hơn.
Anh Phạm Chí Tâm ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang), phấn khởi nói: “Mít Thái có lúc nằm ở mức 20.000 đồng/kg nhưng sau đó rớt giá thê thảm xuống còn 2.000 đồng/kg. Nhiều hộ không bán được mít nên đành bổ ra ném xuống ao cho cá ăn. Bây giờ mít đang trên đà tăng giá trở lại khiến nhà vườn chúng tôi cảm lấy lạc quan hơn”.
Giá chanh tuột dốc
Trái ngược với mít, hơn nửa tháng qua, giá chanh ở các tỉnh miền Tây tuột dốc từng ngày. Hiện tại, giá chanh núm tại vườn chỉ bán được từ 1.000- 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, chanh giấy và chanh không hạt có giá nhỉnh hơn khoảng 4.000- 6.000 đồng/kg.
Một lãnh đạo của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang), cho biết do mùa mưa bắt đầu nên nhu cầu giải khát từ chanh giảm đi rõ rệt. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc bất ngờ ngưng nhập khẩu chanh của Việt Nam khiến giá chanh quay đầu giảm giá thê thảm.
Đầu năm nay, hàng loạt nhà vườn bất ngờ trở thành triệu phú khi giá chanh tăng cao kỷ lục, lên tới 30.000 đồng/kg. Thấy bà con khấm khá từ chanh, ngành nông nghiệp các tỉnh Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng… còn tính đến chuyện khuyến khích nhà nông mạnh dạn phá bỏ những loại cây ăn trái kém hiệu quả khác để chuyển sang trồng chanh.
Ông Trần Văn Nam, một nhà vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), nói như khóc: “Mấy tháng trước, đi đâu cũng nghe bà con hớn hở vì chanh trúng giá. Không ít người còn khẳng định sẽ không có chuyện chanh quay đầu giảm giá như 3-4 năm về trước. Nào ngờ, bây giờ bán 10 kg chanh núm chỉ mua được một tô hủ tiếu bình dân”.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài rơm phục vụ cho chăn nuôi, thì người nông dân lấy rơm để trồng nấm, nhiều chủ ruộng hiện nay cũng có nguồn thu nhập từ việc bán rơm rạ.

Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) vẫn tấm tắc khen chàng trai Ngô Tùng Sơn (25 tuổi) không chỉ bởi bản tính siêng năng ham làm mà còn bởi cách làm ăn mới lạ, hiệu quả. Ở vùng đất nghèo nhất nhì huyện này thì những thanh niên làm kinh tế giỏi như Sơn đáng để tự hào và học hỏi.

Xuất khẩu cá tra ặp bất lợi về giá và rào cản kỹ thuật, giá cá tra không ổn định làm cho người nuôi cá tra còn gặp khó khăn. Trong khi đó giá tôm thế giới giảm, chi phí đầu vào tăng cũng gây khó cho người nuôi tôm.

Nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, giúp nông dân vùng đất nhiễm mặn ven biển Gò Công ổn định sản xuất và đời sống, Tiền Giang xây dựng vùng trồng chuyên canh sơri với gần 300ha.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn gạo xuất khẩu loại gạo trắng 25% tấm với giá tối thiểu là 350 USD/tấn (giá FOB) và bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (1/6).