Thương lái ngừng mua, người trồng chanh khóc ròng

Giá mít tăng mạnh
Sau chuỗi ngày rớt giá thê thảm, những ngày qua, thương lái đua nhau lùng sục khắp các nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ để thu mua mít giống Thái Lan với giá gấp 3 - 4 lần so với trước.
Cụ thể, cách đây khoảng 2 tháng, giá mít bán tại vườn chỉ từ 2.000- 3.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 10.000- 12.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn bắt đầu thấy nhẹ nhõm hơn.
Anh Phạm Chí Tâm ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang), phấn khởi nói: “Mít Thái có lúc nằm ở mức 20.000 đồng/kg nhưng sau đó rớt giá thê thảm xuống còn 2.000 đồng/kg. Nhiều hộ không bán được mít nên đành bổ ra ném xuống ao cho cá ăn. Bây giờ mít đang trên đà tăng giá trở lại khiến nhà vườn chúng tôi cảm lấy lạc quan hơn”.
Giá chanh tuột dốc
Trái ngược với mít, hơn nửa tháng qua, giá chanh ở các tỉnh miền Tây tuột dốc từng ngày. Hiện tại, giá chanh núm tại vườn chỉ bán được từ 1.000- 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, chanh giấy và chanh không hạt có giá nhỉnh hơn khoảng 4.000- 6.000 đồng/kg.
Một lãnh đạo của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang), cho biết do mùa mưa bắt đầu nên nhu cầu giải khát từ chanh giảm đi rõ rệt. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc bất ngờ ngưng nhập khẩu chanh của Việt Nam khiến giá chanh quay đầu giảm giá thê thảm.
Đầu năm nay, hàng loạt nhà vườn bất ngờ trở thành triệu phú khi giá chanh tăng cao kỷ lục, lên tới 30.000 đồng/kg. Thấy bà con khấm khá từ chanh, ngành nông nghiệp các tỉnh Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng… còn tính đến chuyện khuyến khích nhà nông mạnh dạn phá bỏ những loại cây ăn trái kém hiệu quả khác để chuyển sang trồng chanh.
Ông Trần Văn Nam, một nhà vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), nói như khóc: “Mấy tháng trước, đi đâu cũng nghe bà con hớn hở vì chanh trúng giá. Không ít người còn khẳng định sẽ không có chuyện chanh quay đầu giảm giá như 3-4 năm về trước. Nào ngờ, bây giờ bán 10 kg chanh núm chỉ mua được một tô hủ tiếu bình dân”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, ngành thủy sản TP Cần Thơ đã có bước chuyển căn bản, phát huy lợi thế, nâng cao thu nhập cho người nuôi. Chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TP Cần Thơ đã và đang đầu tư, phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh ở "sân nhà" và phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.

Cùng với việc khảo sát và đánh giá nguồn lợi hải sản xa bờ, dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc quản lý nghề cá xa bờ, nhất là quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương; góp phần nâng cao trách nhiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực để cùng tham gia quản lý nguồn lợi xa bờ.

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh mở rộng quy mô, ngành chuyên môn sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để tăng năng suất tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp nuôi đa con trên cùng một đơn vị diện tích. Địa phương có giải pháp bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện phát huy lĩnh vực khai thác biển, nhất là khai thác xa bờ.

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.