Thương lái ngừng mua, người trồng chanh khóc ròng

Giá mít tăng mạnh
Sau chuỗi ngày rớt giá thê thảm, những ngày qua, thương lái đua nhau lùng sục khắp các nhà vườn ở miền Tây Nam Bộ để thu mua mít giống Thái Lan với giá gấp 3 - 4 lần so với trước.
Cụ thể, cách đây khoảng 2 tháng, giá mít bán tại vườn chỉ từ 2.000- 3.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 10.000- 12.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn bắt đầu thấy nhẹ nhõm hơn.
Anh Phạm Chí Tâm ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang), phấn khởi nói: “Mít Thái có lúc nằm ở mức 20.000 đồng/kg nhưng sau đó rớt giá thê thảm xuống còn 2.000 đồng/kg. Nhiều hộ không bán được mít nên đành bổ ra ném xuống ao cho cá ăn. Bây giờ mít đang trên đà tăng giá trở lại khiến nhà vườn chúng tôi cảm lấy lạc quan hơn”.
Giá chanh tuột dốc
Trái ngược với mít, hơn nửa tháng qua, giá chanh ở các tỉnh miền Tây tuột dốc từng ngày. Hiện tại, giá chanh núm tại vườn chỉ bán được từ 1.000- 1.500 đồng/kg. Trong khi đó, chanh giấy và chanh không hạt có giá nhỉnh hơn khoảng 4.000- 6.000 đồng/kg.
Một lãnh đạo của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang), cho biết do mùa mưa bắt đầu nên nhu cầu giải khát từ chanh giảm đi rõ rệt. Hơn nữa, thị trường Trung Quốc bất ngờ ngưng nhập khẩu chanh của Việt Nam khiến giá chanh quay đầu giảm giá thê thảm.
Đầu năm nay, hàng loạt nhà vườn bất ngờ trở thành triệu phú khi giá chanh tăng cao kỷ lục, lên tới 30.000 đồng/kg. Thấy bà con khấm khá từ chanh, ngành nông nghiệp các tỉnh Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng… còn tính đến chuyện khuyến khích nhà nông mạnh dạn phá bỏ những loại cây ăn trái kém hiệu quả khác để chuyển sang trồng chanh.
Ông Trần Văn Nam, một nhà vườn ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), nói như khóc: “Mấy tháng trước, đi đâu cũng nghe bà con hớn hở vì chanh trúng giá. Không ít người còn khẳng định sẽ không có chuyện chanh quay đầu giảm giá như 3-4 năm về trước. Nào ngờ, bây giờ bán 10 kg chanh núm chỉ mua được một tô hủ tiếu bình dân”.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.