Thương lái mua cây thốt nốt bán sang Trung Quốc

Theo tìm hiểu của PV, nhóm này thu mua thốt nốt ở các xã Văn Giáo, An Cư, Tân Lợi và các xã có đông đồng bào dân tộc khmer của huyện Tịnh Biên rồi tập kết lên xe đang đậu ở tỉnh lộ 948 khu vực Dốc Bà Đắc, xã Thới Sơn.
Ông M. (quê ở Đồng Nai) theo đoàn xe chở cây thốt nốt ra chỗ tập kết cho biết, nhóm ông đã thu mua thốt nốt ở khu vực này gần 10 ngày nay. Số cây thốt nốt đang vận chuyển lên xe này là 16 cây lớn nhỏ. Mỗi cây thốt nốt khi được vận chuyển ra đến tận đường đã có giá gần 2 triệu đồng/cây.
Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn bán một số cây thốt nốt thì ông M. nói: “Ở đây không có mua được, trong các phum, sóc đã có người rồi, anh muốn bán thì liên hệ với mấy ông đó biết tiếng khmer. Do mưa quá nên mấy ngày nay chỉ có bấy nhiêu thôi!”.
Những chiếc xe tải của các tay buôn thốt nốt chờ sẵn ở tỉnh lộ 948.
Cũng theo ông M., để lấy được một cây thốt nốt (cả rễ) thì nhóm của ông đã huy động cả xe tải và xe kéo mới có thể “bứng” lên được.
“Giá mua tại chỗ theo tôi biết chỉ có 500.000 đồng/cây nhưng vì có thêm tiền xe cẩu, xe kéo và vận chuyển nữa nên tính ra gần 2 triệu đồng/cây là vậy!” – ông M. nói.
Theo ông M. số cây thốt nốt này chuyển về Hà Nội rồi bán cho các thương lái Trung Quốc.
Chiều 22.9, ông Nguyễn Hùng Cường, Chánh văn phòng UBND Huyện Tịnh Biên cho biết, cách nay vài tháng xã An Cư đã bắt một trường hợp thu mua hàng chục cây thốt nốt trái phép nên đã lập văn bản kiến nghị ngành Kiểm lâm và Nông nghiệp tỉnh có chủ trương đưa cây này vào loại danh mục cấm mua bán để bảo vệ loại đặc sản này.
“Nếu việc mua bán lén lút này diễn ra lâu thì e rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến đặc sản thốt nốt trong thời gian tới nhưng kiến nghị tỉnh đến giờ vẫn chưa có văn bản trả lời. Sau khi tiếp nhận thông tin chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo kiến nghị tiếp để bảo vệ đặc sản này”, ông Cường nói.
Trước tình trạng mua bán cây thốt nốt - một loại đặc sản của An Giang, UBND huyện Tri Tôn, Tịnh Biên đã kiến nghị với UBND tỉnh An Giang đưa cây nốt nốt vào danh sách cây cấm mua bán, nhằm bảo tồn loài cây này.
Còn ông Đỗ Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, cách đây một tháng huyện đã bắt được một xe tải chở hàng chục cây thốt nốt tuổi đời trên 15 năm tuổi nên đã giao cho công an xử lý.
“Quan điểm của huyện là phải bảo tồn giống cây này vì nó là đặc sản tạo nên thương hiệu vùng Bảy Núi nhưng hiện nay cây này nằm ngoài danh mục nên đã kiến nghị về tỉnh để cấm mua bán và có biện pháp xử lý mạnh tay hơn.
Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con hiểu rõ hơn về lợi ích của việc trồng cây này hơn là buôn bán theo lợi ích trước mắt”, ông Trí nói.
Theo nhiều người sống ở vùng Bảy Núi cho biết, cây thốt nốt sử dụng được nước và trái phải mất đến vài chục năm chăm sóc nhưng việc đốn bán như hiện nay không khéo khiến vùng này mất dần cây đặc sản độc đáo ở miền Tây này
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...

Lúc 19 giờ ngày 13/1/2014, Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long) bắt quả tang 26 kg tôm càng xanh loại 2 bị bơm thạch rau câu, tại cơ sở mua bán tôm của hộ Nguyễn Thị Bé (Ấp 3, xã Hòa Thạnh - Tam Bình, ảnh).

Ngày 10/1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung.