Thương lái lạ săn gà Đông Tảo

Mua kiểu tận thu
Một người dân chuyên chăn nuôi gà Đông Tảo cho biết: gà “tiến vua” ở đây luôn đắt khách mua và rất được giá.
Tuy nhiên, điều lạ là không hiểu vì sao gần đây, các thương lái Trung Quốc mua với giá rất cao.
Trứng gà Đông Tảo được đặt hàng với giá từ 100- 200.000 đồng/quả; gà bố, mẹ mua từ 5 -10 triệu đồng/con.
Không kể gà trống hay gà mái, gà đẻ hay gà thải loại (gà già), hễ thấy gà có chân to là thu mua triệt để.
Một số thương lái Trung Quốc còn đặt vấn đề với họ đứng ra làm “nậu” thu gom gà mà không hạn chế về số lượng.
Điểm khác biệt của thương lái Trung Quốc với thương lái nội địa là khi thu mua họ tiến hành một cách ồ ạt.
Được biết, xã Đông Tảo thường xuyên có trên 2.200 hộ chăn nuôi gà đặc sản.
Trong đó hàng trăm hộ thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Điển hình như: hộ ông Nguyễn Văn Thấm (chủ trại gà Thấm Mộc), hàng năm duy trì trên 2 nghìn con gà thịt thương phẩm, 500 con gà mẹ, xuất trên 2 vạn con gà giống 1-2 ngày tuổi/năm; hộ ông Tạ Đình Hiếu, hộ anh Thắng cũng luôn duy trì hàng nghìn con gà trong chuồng trại, cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Bảo vệ thương hiệu gà Việt
Các chủ trại gà nói rằng ngăn cấm thương lái Trung Quốc mua bán gà Đông Tảo là điều không thể.
Việc thương lái Trung Quốc ồ ạt mua như thời gian vừa qua cũng là cơ hội để bà con chăn nuôi xuất khẩu sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, cũng cần cảnh giác với nguy cơ mất thương hiệu.
Gần đây, gà Đông Tảo được nhiều tờ báo lớn nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức và Trung Quốc đề cập đến chất lượng thương hiệu.
Để ngăn chặn điều này có thể xẩy ra, cần phải đăng ký thương hiệu gà Đông Tảo của Việt Nam càng sớm càng tốt.
Theo ông Lê Quang Thắng, Chủ tịch Hội những người nuôi gà Đông Tảo, gần đây bà con bán gà cho nhiều thương lái ở Trung Quốc và cả Bỉ, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Hồng Kông...
Họ mua với giá rất cao.
Bà con chăn nuôi bán gà cho ai là quyền của họ, pháp luật không cấm.
Địa phương nên giúp đỡ và đứng ra hỗ trợ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu “Gà Đông Tảo”.
Đây là việc làm cần thiết để xây dựng thương hiệu gà Đông Tảo, mở ra cơ hội đưa gà ở đây tiến xa ra thị trường thế giới, đồng thời tạo cơ sở pháp lí để bảo vệ thương hiệu trên thị trường.
Một chủ trại gà Đông Tảo cho hay, sau khi mua gom gà Đông Tảo, các thương lái Trung Quốc thường dùng xe tải đưa gà tới tập kết tại khu vực một số tỉnh biên giới đưa về nước tiêu thụ như một thứ đặc sản.
Có thể bạn quan tâm

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.

Tổng đàn hươu của huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 13.000 con, trong đó xã Quỳnh Nghĩa là một trong những địa phương có số lượng hươu lớn nhất với hơn 1.500 con. Nhân dân trong xã chủ động trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn tại chỗ cho hươu. Trung bình mỗi hộ ở Quỳnh Nghĩa có từ 2 – 3 con hươu.

Việc tiêu thụ sản phẩm trái cây đang là vấn đề thời sự ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng. Thị trường tiêu thụ vẫn còn bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thương lái. Vì vậy, việc hình thành nên mạng lưới thu mua - bảo quản - chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế cây ăn trái đang là vấn đề cấp thiết.

Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng), một trong những địa phương phát triển mạnh về nghề nuôi bò sữa, hiện đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, số đầu bò sữa ngày càng nhân rộng. Không chỉ nuôi bò cho sữa mà ở Đạ Ròn còn xuất hiện mô hình nuôi bò sữa để bán. Với cách làm ăn của những nông hộ này, số lượng bò sữa ngày càng được nhân rộng nhanh chóng, với giá cả vừa phải, chất lượng bò đảm bảo, giúp nhiều hộ đủ điều kiện mua một con bò mẹ vốn có giá rất cao.