Thương lái lạ lại thu mua cau non

Cau già được bỏ ra vì thương lái không mua.
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây trên địa bàn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), huyện Châu Thành (Bến Tre) xuất hiện nhiều điểm thu mua cau non.
Sáng 8.9, PV Lao Động có mặt tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang ghi nhận có hai điểm thu cau non. Một người thu mua cho biết, có người đưa cho họ 10 triệu đồng đề nghị mua cau non (nguyên buồng, cả cuống) với giá từ 8.000 đồng/kg – 9.000 đồng/kg. Họ không biết người này thu mua để làm gì, bán cho ai
Bà Trần Thị Thu Sương, người làm công cho một điểm thu mua tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang cho biết, đến chiều có xe đến chở đi qua một cơ sở ở Bến Tre để nơi này bán cho lò sấy. Họ toàn mua cau non, cau già không mua.
Trao đổi với PV ngày 8.9, Chủ tịch UBND xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo Huỳnh Văn Sang thừa nhận có thấy các cơ sở thu mua cau, nhưng không biết họ mua để làm gì. Ông Sang cho biết sẽ báo cáo ngay với lãnh đạo huyện Chợ Gạo, các cơ quan chức năng để sớm tìm hiểu, giải quyết hiện tượng thương lái lạ thu mua cau non trên địa bàn xã.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.

Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.

Nhiều vườn cây ăn trái như vú sữa, xoài, sa pô chê… ở Tiền Giang, Đồng Tháp… đang bị suy kiệt, lão hóa, thậm chí “chết đứng” do thối rễ, khô lá, chết nhánh, làm cho nhà vườn lo lắng. Theo một số nhà quản lý, do chủ vườn, thương lái “bắt” cây ra trái quá mức nên cây mới suy kiệt, chết. Còn các nhà vườn lại bảo cây chết là do bón nhầm phân giả, nên nguồn nước, đất vườn bị ngộ độc làm hại cho cây…

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nhờ tình hình thời tiết thuận lợi, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ nên nhiều tàu thuyền đã vươn khơi bám biển. Qua đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 52.000 tấn, bằng 61% kế hoạch năm 2013.