Thương lái gian lận, cướp tôm của nông dân

Ngày 15-6, ông Nguyễn Quốc Minh (SN 1964, ngụ ấp 19, xã Phong Tân, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý việc ông Phạm Văn Chiến (ngụ ấp 3, xã Phong Thanh Đông A, huyện Giá Rai), đã có hành vi gian lận trong thu mua tôm và lợi dụng lúc sơ hở chiếm đoạt hơn 500kg tôm nguyên liệu.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ở huyện Giá Rai và Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) phản ánh bị mất trọng lượng tôm nguyên liệu bị giảm bất thường khi bán cho ông Chiến.
Ngày 8-6, thông qua người quen giới thiệu, ông Minh hợp đồng bán ao tôm thẻ cho ông Chiến với giá 150.000 đồng/kg. Ông Chiến đặt cọc 20 triệu đồng rồi tiến hành bắt tôm. Sau khi số tôm bắt lên cân được 32 rổ (trọng lượng mỗi rổ khoảng 12kg), bà Huỳnh Thị Hoan (vợ ông Minh) phát hiện dưới đáy cân của ông Chiến có vật lạ màu xanh trùng với màu cân. Khi bà Hoan tới định lấy vật lạ xem thì người cân tôm thuê cho ông Chiến liền gỡ vật lạ ném xuống ao, bỏ chạy.
Gia đình ông Minh cùng người dân lân cận mò vật lạ lên, xác định đó là thanh sắt có gắn nam châm. Lúc này, ông Chiến thừa nhận sự việc là do người cân thuê tự làm, bản thân ông không biết, đồng thời nhận trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại cho ông Minh. Người dân nơi đây không đồng tình nên báo công an.
Ông Minh tường trình: “Tôi sợ số tôm còn lại trong ao sẽ chết vì đã rút oxy nên đồng ý cho ông Chiến bắt hết, tổng cộng được hơn 3.700kg. Sau khi cân hết số tôm, ông Chiến nói sẽ gọi người mang tiền đến trả nhưng chờ hoài không thấy. Lúc này, ông Khởi, cán bộ công an kinh tế huyện Giá Rai có mặt tại hiện trường, đã mời ông Chiến về cơ quan công an huyện làm việc và yêu cầu tôi tự mang số tôm đi bán, mang hóa đơn về tính toán nếu có thiệt hại sẽ buộc ông Chiến bồi thường. Lợi dụng lúc mọi người mất cảnh giác, ông Chiến đã âm thầm kêu tài xế chở đi của tôi một xe tôm hơn 500kg”.
Theo lời ông Minh, từ hôm xảy ra sự việc đến nay, ông Chiến mất tăm, không trả tiền chênh lệch do cân gian lận và hơn 500kg tôm mà ông đã chở đi. Mấy ngày nay, ông liên hệ với người trực tiếp thụ lý hồ sơ ở đội cảnh sát kinh tế Công an huyện Giá Rai để nắm tình hình nhưng được trả lời không có cơ sở để xử lý ông Chiến.
“Ông Chiến dùng thủ đoạn gian lận, cướp tôm của tôi giữa ban ngày, có nhân chứng, vật chứng và được công an lập biên bản thì tại sao không có cơ sở để xử lý. Theo tôi biết thì hiện nay ông Chiến vẫn còn đi thu mua tôm ở nhiều nơi trong tỉnh. Nếu ngành chức năng không có biện pháp xử lý thì còn biết bao nhiêu nông dân bị lừa như tôi nữa?” - ông Minh bức xúc.
Có thể bạn quan tâm

Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.