Thương lái đổ xô mua cau non xuất sang Trung Quốc

Thông thường từ giữa tháng 9 hàng năm mới là vụ thu hoạch cau. Không hiểu sao, vụ cau năm nay từ giữa tháng 8 mà thương lái đã về tận vùng cao thuyết phục bà con hái cau non bán cho họ. Nhiều điểm đặt bảng giá thu mua cau dọc theo tuyến đường từ huyện Sơn Hà về Sơn Tây, với giá dao động từ 14.000 - 16.000đ/kg.
Các thương lái đi xe máy về tận các làng vùng cao Quảng Ngãi thu mua cau non. Họ cũng chưa lý giải được vì sao phía Trung Quốc mua trái cau non với giá cao bất thường. Theo người dân nơi đây, nếu như chính vụ năm ngoái, mỗi kg cao nhất chỉ bán được 5.000đ thì nay thương lái mua cau non với giá cao gấp ba lần.
Ông Bùi Đức Thạch, Chủ tịch UBND xã Sơn Dung (huyện Sơn Tây) cho biết, xã Sơn Dung trồng nhiều cau nhất huyện. Toàn xã còn khoảng 60 ha cau lâu năm, hộ trồng ít nhất vài trăm cây, nhiều nhất 6.000 cây. Những năm trước do giá cau rẻ, nhiều hộ dân chặt bỏ bớt để trồng cây keo, mì.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp (NN) của huyện Hoàng Su Phì đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất NN theo hướng hàng hóa; huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực đưa máy móc vào sản xuất, chế biến nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ăn phải thịt heo có tồn dư chất tạo nạc sẽ bị ngộ độc, lâu dài có thể gây biến chứng ung thư.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.

Giá khoai tây Đà Lạt vài ngày gần đây tăng vọt lên 15.000 đồng/kg nhưng không có hàng để bán, tạo điều kiện cho khoai Trung Quốc tràn về thế chỗ

“Cá ngừ đại dương (CNĐD) Việt Nam phải đi bằng 2 “chân” mới có thể tận dụng được lợi thế đặc thù. Đó là là việc vừa xuất khẩu cá tươi nguyên con, vừa xuất khẩu cá phi-lê đông lạnh”.