Thương hiệu mè Long An

Ông Nguyễn Văn Thiêm đi đầu SX mè tại xã Khánh Hưng
Diện tích SX mè toàn tỉnh đến nay đạt gần 5.000 ha. Chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu mè đến năm 2020 đạt 8.500 ha.
Ông Tô Văn Chảnh, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Vĩnh Hưng cho biết, năm 2015 toàn huyện đã có 2.321,2 ha mè (tăng 1.527,7 ha so cùng kỳ) đạt 232% so kế hoạch năm (1.000 ha). Kế hoạch SX mè của huyện năm 2016 là 2.500 ha.
Ông Bùi Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng cho biết, năm 2014 diện tích SX mè của xã là 300 ha. Năm 2015, xã chỉ quy hoạch 230 ha SX mè của tổ hợp tác Cả Trốt, nhưng đến nay đã đạt 645 ha.
Ông Phạm Thành Công, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Hưng cho biết, luân canh mè - lúa là nằm trong chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vừa tạo thêm thu nhập cho nông hộ vừa phá thế độc canh cây lúa.
Mè có thời gian sinh trưởng ngắn (75 ngày), chịu hạn và thích hợp đất xám bạc màu, chưa kể luân canh mè còn hạn chế được sâu bệnh cho lúa vụ sau.
Ông Nguyễn Văn Thiêm, ấp Cả Trốt, xã Khánh Hưng cho biết, trồng mè đòi hỏi thường xuyên thăm đồng để phòng dịch bệnh, còn công chăm thì nhàn hơn lúa. Ông trồng mè từ 2009, trồng xen trên diện tích 5 ha lúa. Năm đầu kỹ thuật trồng không tốt, chỉ đạt 300-400 kg/ha nhưng cũng không lỗ.
Đến năm 2011 ông thuê thêm đất tăng diện tích mè lên 7 ha, thu hoạch đạt năng suất 1,5 tấn/ha. Mặc dù tiền thuê đất 6 triệu đồng/ha/vụ nhưng ông vẫn đạt lợi nhuận 40 triệu đồng/ha.
Ông Thiêm cho biết thêm, nhiều hộ nông dân, nhất là bà con ở huyện Đức Huệ thích trồng mè đen vì giá thị trường cao hơn. Tuy nhiên mè vàng năng suất cao hơn. Nếu như mè đen chỉ đạt từ 1-1,5 tấn/ha thì mè vàng có thể đạt đến 2,2 tấn/ha.
Giá mè lên xuống tùy từng thời điểm. Trong vụ, mè vàng chỉ bán được từ 25.000 - 28.000 đồng/kg còn mè đen giá hơn 40.000 đồng/kg.
Tuy nhiên hiện giá mè vàng hơn 50.000 đồng/kg, mè đen chỉ hơn 30.000 đ/kg. Bởi mè đen chỉ phục vụ nhu cầu ẩm thực còn mè vàng phục vụ ngành SX dầu.
Ông Nguyễn Thanh Truyền, PGĐ Sở NN-PTNT Long An cho biết, tuy giá mè bấp bênh, giá đầu vụ và cuối vụ chênh lệch xa khiến nông dân lo lắng, nhưng đầu ra thị trường vẫn tốt.
Tỉnh đang xúc tiến bàn hợp tác với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây mè phát triển ổn định.
Có thể bạn quan tâm

HĐND tỉnh vừa ban hành nghị quyết về Đề án mức ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015-2020. Đây là cơ sở để triển khai các chính sách, chương trình ưu đãi thực tế nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp.

Hiện nay bên cạnh 8.000ha lúa đông xuân xuống giống theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành chuyên môn, một số diện tích lúa nông dân ở huyện Hồng Ngự tự ý xuống giống sớm cũng đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Do xuống giống trái mùa nên chi phí đầu tư sản xuất cũng như phòng, chống dịch bệnh trên lúa phát sinh nhiều, dẫn đến lợi nhuận đạt thấp.

Hiện nay đã thu hoạch hơn 3ha, số diện tích này do xuống giống sớm bị ảnh hưởng nhiều đám mưa to, dưa bị thúi trái nên năng suất giảm khoảng 50% so với năng suất trung bình. Mỗi công dưa nông dân thu hoạch cao nhất chỉ được 1 tấn trái, vì vậy số diện tích này nông dân chắc chắn thua lỗ.

Anh Phạm Hoàng Khanh, Cán bộ Bảo vệ thực vật thị trấn Long Mỹ, thông tin: Ngoài tập trung đầu tư hạ tầng đê bao đồng bộ thì công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân cũng được lực lượng chuyên môn thị trấn, huyện, cùng các doanh nghiệp tham gia thực hiện mạnh mẽ.

Trong vài năm trở lại đây, ngoài trái bưởi Năm Roi thương phẩm thì Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo dáng cho trái bưởi có giá trị cao gấp nhiều lần so với bưởi thường. Và giờ đây, cũng từ việc tạo dáng, các thành viên CLB cho ra thị trường loại sản phẩm mới là trái đào tiên hồ lô vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.