Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Tiên Yên (Quảng Ninh) có trên 35.000ha rừng và cây ăn quả tập trung, là tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ong ở Tiên Yên phát triển mạnh, hiện toàn huyện có gần 300 hộ nuôi với hơn 2.000 đàn ong, tập trung ở các xã Yên Than, Phong Dụ, Đại Dực, Tiên Lãng… Nghề nuôi ong đã tạo được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, huyện đã đề xuất Sở KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) hỗ trợ xây dựng Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận mật ong Tiên Yên”. Dự án được triển khai từ năm 2012, các hộ nuôi ong được định hướng, thống nhất về quy trình kỹ thuật nuôi, sản xuất mật ong chất lượng tốt.
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu chiến dịch nhằm tiếp tục thông tin, tuyên truyền tình hình dịch hại và các biện pháp phòng trị, giảm thiểu thiệt hại, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của cây nhãn

Người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái dùng phương pháp thủ công thụ phấn chéo cho hoa bưởi, tỷ lệ bưởi đậu quả đến 95%.

Ngày 26-3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lục Ngạn. Cùng đi có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương.

Vụ mùa dưa hấu đầu năm 2015, nông dân xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre trúng mùa dưa hấu trồng phủ bạt. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế gia đình, góp phần làm giàu thêm cho quê hương xứ biển.

Với mục tiêu giúp các hộ trồng nho thay đổi phương thức canh tác an toàn, hiệu quả, nâng cao năng suất và giá trị, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, năm 2013, mô hình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận triển khai, với sự tham gia của 25 hộ dân (chia thành 6 nhóm) ở thôn Nho Lâm (xã Phước Nam, huyện Thuận Nam).