Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương hiệu gạo quốc gia không chỉ là cái logo đẹp

Thương hiệu gạo quốc gia không chỉ là cái logo đẹp
Ngày đăng: 12/10/2015

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo ở mức khá, gần 5 triệu tấn với giá trị đạt gần 2 tỷ USD.

Nếu tính cả hợp đồng xuất khẩu gạo vừa ký với Philippines 450.000 tấn và 1 triệu tấn với Indonsia thì từ nay tới cuối năm chúng ta vẫn sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Nếu xét ở góc độ kế hoạch, xuất khẩu gạo vẫn thắng lợi.

Giá thu mua lúa của các doanh nghiệp ở ĐBSCL hiện đã tăng lên. 

Đây là tín hiệu vui cho người nông dân. Tuy nhiên, xét ở giá trị xuất khẩu, TS Lê Văn Bảnh – Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho rằng, dù xuất khẩu có đạt mục tiêu đề ra nhưng giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay đã giảm khoảng 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xuất khẩu bình quân cũng đạt thấp, chỉ ở mức hơn 400 USD/tấn tại nước nhập khẩu, tức là chỉ đạt mức giá khoảng 317 USD/tấn tại Việt Nam.

Với mức này, giá gạo chỉ đạt khoảng 8.000 đồng/kg loại gạo 15% tấm. Trong khi, người Việt Nam đang phải ăn gạo với giá trung bình là 10.000 đồng và loại ngon vẫn phải mua 18.000 – 20.000 đồng/kg trở lên.

Tức là, chúng ta đang mang gạo bán với giá rất rẻ, rẻ hơn cả mức người tiêu dùng trong nước phải bỏ tiền ra mua gạo ăn.

Giá gạo xuất khẩu thấp thì doanh nghiệp thu mua từ người dân cũng thấp, đó là một điều đáng lo ngại cho ngành trồng lúa.

Mới đây, trong cuộc họp của VFA, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, hiện gạo thơm đang xuất khẩu rất được giá nhưng lượng gạo thơm xuất khẩu chỉ chiếm 26%, còn lại chủ yếu xuất khẩu gạo trắng hạt dài.

TS Lê Văn Bảnh cho rằng, Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đẩy chất lượng gạo lên, từ đó có được những thị trường gạo chất lượng với giá bán cao, nâng cao giá trị gia tăng cho người nông dân.

Bộ NNPTNT đã được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, theo TS Lê Văn Bảnh nếu chỉ thu mua hàng chục loại gạo khác nhau rồi về trộn với nhau đem đi bán như hiện nay thì không bao giờ có thương hiệu gạo Việt.

Thậm chí, loại gạo đó còn có nguy cơ bị  kiện vì gian lận thương mại vì chất lượng không đồng nhất. Suy cho cùng, xây dựng thương hiệu gạo không chỉ là tạo ra cái “logo” đẹp.

Điều quan trọng là phải kéo được doanh nghiệp tham gia, vì chỉ có doanh nghiệp mới biết được nhu cầu của đối tác, rồi mới tính đến sản xuất.

Doanh nghiệp khi đã có “đầu ra” phải tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, sử dụng giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật… đảm bảo các tiêu chuẩn của đối tác với số lượng lớn, đồng nhất.

Từ đó mới dần xây dựng uy tín và thương hiệu bền vững cho hạt gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 


Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, Sẽ Sản Xuất 1 Triệu Con Lươn Đồng Giống Ở An Giang Năm 2013, Sẽ Sản Xuất 1 Triệu Con Lươn Đồng Giống Ở An Giang

Năm 2013 Trung tâm Giống thủy sản An Giang có khả năng sản xuất đạt 1 triệu con lươn đồng giống. Hiện nay, diện tích bể nông dân sản xuất giống lươn đồng tăng dần theo từng năm: Nếu như năm 2011 chỉ có 240m2, năm 2012 tăng 1.000 m2 và năm 2013 ước khoảng 2.000 - 2.500m2. Năng suất sản xuất ổn định với 450 - 500 con lươn giống/m2.

18/04/2013
Ứng Phó Với Hạn Ứng Phó Với Hạn

Nông dân trên địa bàn huyện Núi Thành, Đại Lộc phập phồng nỗi lo mất mùa vì hàng loạt diện tích lúa và hoa màu bị khô hạn nặng do nhiều hồ chứa cạn kiệt nước... Để chống hạn cho cây lúa đang thời kỳ đứng cái, làm đòng, các địa phương đang xoay xở nhiều phương án ứng phó.

17/08/2013
Tình Hình Dịch Bệnh Và Kiểm Soát Dịch Bênh Trên Tôm Nước Lợ Tình Hình Dịch Bệnh Và Kiểm Soát Dịch Bênh Trên Tôm Nước Lợ

Tính đến hết tháng 6/2013, diện tích tôm sú và tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại khoảng 23.938 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích thả nuôi, bằng 65% so với cùng kỳ.

13/07/2013
Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh Tôm Nuôi Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh

Các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện đang phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị chết trên diện rộng.

07/03/2013
Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Tiếp Tục Gặp Khó Ở Kiên Giang Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Tiếp Tục Gặp Khó Ở Kiên Giang

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Văn Thi và lãnh đạo các sở, ngành đã có đợt khảo sát thực tế vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của tỉnh tại các huyện Kiên Lương, Giang Thành và thị xã Hà Tiên. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ở đây đều gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hoàn chỉnh và tình hình dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt.

08/03/2013