Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương hiệu gạo quốc gia không chỉ là cái logo đẹp

Thương hiệu gạo quốc gia không chỉ là cái logo đẹp
Ngày đăng: 12/10/2015

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo ở mức khá, gần 5 triệu tấn với giá trị đạt gần 2 tỷ USD.

Nếu tính cả hợp đồng xuất khẩu gạo vừa ký với Philippines 450.000 tấn và 1 triệu tấn với Indonsia thì từ nay tới cuối năm chúng ta vẫn sẽ đạt mục tiêu đề ra.

Nếu xét ở góc độ kế hoạch, xuất khẩu gạo vẫn thắng lợi.

Giá thu mua lúa của các doanh nghiệp ở ĐBSCL hiện đã tăng lên. 

Đây là tín hiệu vui cho người nông dân. Tuy nhiên, xét ở giá trị xuất khẩu, TS Lê Văn Bảnh – Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho rằng, dù xuất khẩu có đạt mục tiêu đề ra nhưng giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay đã giảm khoảng 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xuất khẩu bình quân cũng đạt thấp, chỉ ở mức hơn 400 USD/tấn tại nước nhập khẩu, tức là chỉ đạt mức giá khoảng 317 USD/tấn tại Việt Nam.

Với mức này, giá gạo chỉ đạt khoảng 8.000 đồng/kg loại gạo 15% tấm. Trong khi, người Việt Nam đang phải ăn gạo với giá trung bình là 10.000 đồng và loại ngon vẫn phải mua 18.000 – 20.000 đồng/kg trở lên.

Tức là, chúng ta đang mang gạo bán với giá rất rẻ, rẻ hơn cả mức người tiêu dùng trong nước phải bỏ tiền ra mua gạo ăn.

Giá gạo xuất khẩu thấp thì doanh nghiệp thu mua từ người dân cũng thấp, đó là một điều đáng lo ngại cho ngành trồng lúa.

Mới đây, trong cuộc họp của VFA, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết, hiện gạo thơm đang xuất khẩu rất được giá nhưng lượng gạo thơm xuất khẩu chỉ chiếm 26%, còn lại chủ yếu xuất khẩu gạo trắng hạt dài.

TS Lê Văn Bảnh cho rằng, Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đẩy chất lượng gạo lên, từ đó có được những thị trường gạo chất lượng với giá bán cao, nâng cao giá trị gia tăng cho người nông dân.

Bộ NNPTNT đã được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, theo TS Lê Văn Bảnh nếu chỉ thu mua hàng chục loại gạo khác nhau rồi về trộn với nhau đem đi bán như hiện nay thì không bao giờ có thương hiệu gạo Việt.

Thậm chí, loại gạo đó còn có nguy cơ bị  kiện vì gian lận thương mại vì chất lượng không đồng nhất. Suy cho cùng, xây dựng thương hiệu gạo không chỉ là tạo ra cái “logo” đẹp.

Điều quan trọng là phải kéo được doanh nghiệp tham gia, vì chỉ có doanh nghiệp mới biết được nhu cầu của đối tác, rồi mới tính đến sản xuất.

Doanh nghiệp khi đã có “đầu ra” phải tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu, sử dụng giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật… đảm bảo các tiêu chuẩn của đối tác với số lượng lớn, đồng nhất.

Từ đó mới dần xây dựng uy tín và thương hiệu bền vững cho hạt gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế. 


Có thể bạn quan tâm

Lão Nông Và Cuộc Đời Là Những Tour Du Lịch Với... “Cỗ Máy” Kiếm Tiền Lão Nông Và Cuộc Đời Là Những Tour Du Lịch Với... “Cỗ Máy” Kiếm Tiền

Cuộc đời lão là những chuyến đi rong ruổi khắp các miền quê để lấy hoa thơm hương lạ cho đàn ong làm mật. Suốt mấy chục năm qua, lão coi đàn ong là bạn và cũng là “cỗ máy” kiếm tiền cho lão. Lão làm nhà, mua đất, mua xe rồi cho các cháu, các em của mình công ăn việc làm cũng từ đàn ong.

11/09/2014
Rau Muống Tiến Vua Giá... 500 Đồng/mớ Rau Muống Tiến Vua Giá... 500 Đồng/mớ

Sâm cầm hồ Tây, chè long nhãn hạt sen Phố Hiến, gà Đông Tảo được coi là những món ăn tiến vua đắt đỏ, trong khi rau muống tiến vua Sen Chiểu giá chỉ 500 đồng/mớ.

11/09/2014
Bỏ Việc, Đôi Vợ Chồng Cử Nhân Ngồi Nhà... Trồng Rau Mầm Bỏ Việc, Đôi Vợ Chồng Cử Nhân Ngồi Nhà... Trồng Rau Mầm

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuấn, chị Đoàn Thị Toan ở thôn 4, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chủ cơ sở SX rau mầm Châu Anh, một trong 5 đơn vị đầu tiên được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

11/09/2014
Nuôi Xen Ghép Thủy Sản, Đổi Đời Nhờ Thu Lãi Bạc Triệu Nuôi Xen Ghép Thủy Sản, Đổi Đời Nhờ Thu Lãi Bạc Triệu

Nhờ mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi xen ghép, gia đình ông La Kế - hội viên ND thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thoát nghèo, trở thành hộ điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hàng năm 150 triệu đồng.

11/09/2014
4 “Hot Boy” Rủ Nhau Lên Đà Lạt... Trồng Rau Hữu Cơ 4 “Hot Boy” Rủ Nhau Lên Đà Lạt... Trồng Rau Hữu Cơ

Không quen biết ngoài đời nhưng đồng cảm trên diễn đàn trồng rau hữu cơ, bốn chàng cử nhân 9X và 8X Hồ Văn Sang, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thanh Liêm từ bốn tỉnh thành khác nhau đã khăn gói lên TP Đà Lạt thuê 0,5 ha đất hợp tác trồng rau sạch.

11/09/2014