Thương hiệu gạo bài học từ... người đến sau

Điều đáng nói ở đây là, Myanmar mới chỉ tham gia XK gạo một vài năm trở lại đây, nhưng thương hiệu gạo thơm Paw San của Myanmar được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị Lúa gạo thế giới diễn ra năm 2011 và hiện được XK với giá khoảng 900 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Việt Nam đã có 20 năm “chinh chiến” nhưng chưa có một thương hiệu nào cụ thể.
Lý giải nguyên nhân khiến gạo Myanmar chinh phục được các thị trường khó tính, các chuyên gia cho rằng, Myanmar hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống lúa năng suất không cao nhưng chất lượng rất tốt... Myanmar xây dựng thương hiệu gạo một cách bài bản bằng chào hàng trước, chỉ khi hàng được thị trường đón nhận mới sản xuất đại trà.
Câu chuyện gạo của Myanmar cũng tương tự như gạo Campuchia - một quốc gia XK gạo mới nổi, nhưng liên tiếp 3 lần được xếp vào đẳng cấp gạo ngon nhất thế giới (2012 - 2014). Chuyên gia kinh tế Võ Tòng Xuân cho biết, Campuchia làm rất tốt dự án phát triển thương hiệu gạo dưới sự giúp đỡ của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC). Theo đó, ITC đã giúp Campuchia xác định giống lúa có chất lượng cao nhất, sau đó giúp doanh nghiệp tổ chức cho nông dân trồng giống lúa đó. ITC cũng giúp xây dựng nhà máy chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng gạo.
Hai ví dụ trên cho thấy, xây dựng thương hiệu gạo dựa vào chất lượng là giải pháp duy nhất tăng sức cạnh tranh cho gạo XK.
Có thể nói, suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi hạt gạo Việt bắt đầu “xuất ngoại”, vấn đề xây dựng thương hiệu gạo chưa bao giờ hết “nóng”. Đã có quá nhiều ý kiến được đề ra để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam và mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những mục tiêu lớn như phấn đấu đến năm 2020, hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường XK. Thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia. Năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm…
Sẽ còn nhiều khó khăn khi triển khai đề án này bởi chỉ còn 5 năm nữa, mốc thời gian đầu tiên của đề án sẽ đến. Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ và nhiều hoạt động tích cực nhằm xây dựng thương hiệu gạo Việt, có thể kỳ vọng thương hiệu gạo Việt Nam sẽ sớm được tạo dựng.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

Hiện nay, xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu, sử dụng hiệu quả những vùng đất phèn rộng lớn của vùng là vấn đề được các nhà khoa học và nông dân quan tâm.

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Cần chọn vùng đất thích nghi để quy hoạch thành vùng chuyên canh. Chọn cây giống có phẩm chất cao, sạch bệnh. Chú ý sử dụng cây giống đầu dòng làm mắt ghép và khai thác ưu thế của gốc ghép khỏe để giúp cây mới dễ ra hoa, đậu trái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và chống chịu tốt với môi trường.