Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Công ty cổ phần mía đường - nhiệt điện Gia Lai cho biết bệnh trắng lá mía đang gây hại cho gần 800 ha mía ở các huyện Phú Thiện, Ia Pa (Gia Lai), là vùng nguyên liệu mía lớn nhất của nhà máy này.
Bệnh xuất hiện ở diện tích mía lưu gốc lẫn mía trồng mới, hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để trị bệnh. Nếu bệnh nặng có thể giảm năng suất đến hơn 20%. Hiện nhà máy đang có kế hoạch hỗ trợ từ 500.000 - 2 triệu đồng/ha đối với diện tích mía bị phá bỏ.
Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.
Có thể bạn quan tâm

Bà Katharine Heather- Tổng Lãnh sự quán Australia vừa làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, bàn về khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành đánh bắt, chế biến thủy, hải sản của Australia cho các doanh nghiệp (DN) ĐBSCL.
Trong khi nhiều hộ nuôi cá tra thua lỗ phải treo ao, ngừng nuôi thì gia đình ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vẫn “sống khỏe” với mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ.

Đó là báo cáo của Chi cục Thủy sản vào chiều ngày 28/10, tại kết quả xét nghiệm cá nuôi lồng tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong - Bình Thuận) bị chết hàng loạt thời gian qua.

Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN& PTNT phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu vừa tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa tại địa bàn 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.

Ngày 30.10, UBND xã Tân Thành (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã tổ chức ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ấp Tà Dơ với 11 tổ viên, vốn điều lệ là 4 tỷ đồng.