Thưởng công trình cho thôn không có người sinh con thứ 3

Đẻ nhiều sẽ khổ
Con đường dẫn vào bản Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) gập ghềnh, trơn trượt khó đi hơn chúng tôi tưởng tượng.
Bản có 27 hộ thì có đến 19 cặp vợ chồng nằm trong độ tuổi sinh đẻ.
Tay bắt mặt mừng, Hồ Vai – Trưởng bản Làng Vây cho biết: “Toàn bộ dân bản mình là người Vân Kiều.
Trước đây dân mình quan niệm trời sinh voi thì trời sinh cỏ nên sinh đẻ thoải mái lắm, nhà nào ít cũng 5 - 7 con.
Cán bộ về nói đừng đẻ nhiều vì đẻ nhiều sẽ khổ, sẽ cực.
Thấy cán bộ nói đúng nên dân bản mình nghe theo, đẻ ít đi, một cặp vợ chồng chỉ 2 con thôi, gái trai chi cũng được, duy trì 8 năm ni rồi đó, sẽ duy trì nữa”.
Lễ phát động và ký cam kết thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên ở thôn A La, xã Ba Nang, huyện Đakrông.
Thôn An Xuân (xã Cam An, huyện Cam Lộ) cũng có những bước tiến đang kể trong công tác DS-KHHGĐ.
Anh Phan Văn Phúc – Trưởng thôn Vạn Xuân cho hay: Đầu năm 2005, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đã nhiều lần về họp dân, tuyên truyền vận động về KHHGĐ.
Những lời tâm sự mộc mạc nhưng sâu sắc của cán bộ đã khiến hơn 20 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rằng, sinh con nhiều sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, sự phát triển của con cái.
Thế là cả thôn ký vào bản cam kết “Không sinh con thứ 3 trở lên”.
Từ đó đến nay không cặp vợ chồng nào trong thôn sinh con thứ 3 nữa.
Treo thưởng để tạo động lực
Bà Nguyễn Thị Thanh – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Trị cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2005 bằng nhiều giải pháp, Chi cục đã nỗ lực triển khai mô hình thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Những thôn duy trì thành tích từ 3 năm trở lên sẽ được tỉnh trích ngân sách địa phương trao thưởng bằng một công trình phúc lợi trị giá 20-30 triệu đồng.
Theo bà Thanh, đã có nhiều câu lạc bộ của các Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên được thành lập để giúp nhau thực hiện mô hình trên, tiêu biểu có câu lạc bộ “Nam nông dân” hoạt động khá hiệu quả.
Theo đó, thành viên câu lạc bộ này đều là nam giới ở các xã biển huyện Triệu Phong đã tích cực tham gia tuyên truyền, hỗ trợ nhau thực hiện việc không sinh con thứ 3 trở lên.
Sau 10 năm triển khai, đến nay trên địa bàn Quảng Trị đã có 561/1.081 thôn, bản phát động xây dựng mô hình thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận và sử dụng biện pháp tránh thai đạt gần 80%.
Cũng trong 10 năm qua, đã có 72 công trình phúc lợi trị giá 1,7 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khen thưởng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng tại 72 thôn duy trì trên 3 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Có thể bạn quan tâm

Ngành điều đang có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng tốc phát triển khi trong nước giá điều thô liên tục đi lên, tạo đà cho nông dân đẩy mạnh cải tạo vườn, đưa năng suất và chất lượng lên cao…

Việc xả rác thải, bao bì vật tư nông nghiệp (VTNN) trực tiếp ra đồng ruộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, suy giảm sự phát triển của thủy sản.

Đó là KS Phạm Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Gia Lai, chủ nhân của máy sấy nguyên liệu bằng hiệu ứng nhà kính và máy sấy ma sát khí.

Cốm Hồng hương Yên Tử có tác dụng phòng bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, có lợi cho tim mạch, chống lão hoá, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, phát triển chiều cao đối với trẻ em...

Các hộ chăn nuôi được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để thực hiện phối giống cho heo nái, với đơn giá tối đa là 80.000 đồng/liều tinh. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho 1 lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho 1 heo nái/năm.