Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Với Môi Trường

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Với Môi Trường
Ngày đăng: 26/04/2014

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường sống.

Thế nhưng việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV vẫn chưa được mọi người quan tâm. Hiện nay, thuốc bán tràn lan khắp mọi nơi, có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn bày bán tại các cửa hàng thuốc BVTV.

Nhiều cơ sở kinh doanh thuốc BVTV không có giấy phép; kinh doanh; không giấy chứng nhận bảo vệ môi trường, không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh; bán thuốc quá hạn sử dụng. Một số cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV cạnh trường học, bệnh viện, chợ...

Để ngăn ngừa, hạn chế việc tiếp xúc ngày càng nhiều các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất liên quan đến hóa chất, các cơ quan chức năng quản lý an toàn hóa chất và người dân sử dụng các sản phẩm hóa chất.

Cụ thể đối với các nhà phân phối thuốc bảo vệ thực vật sẽ cần lưu ý hơn về các danh mục hóa chất hạn chế, cấm sử dụng hiện hành. Theo quy định, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV phải xa trường học, bệnh viện, chợ và nơi tập trung đông người ít nhất khoảng 200m.

Đối với người sử dụng không chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thông tin không rõ ràng... Cần tìm hiểu kỹ về kỹ thuật dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả của thuốc mà không gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác kiểm soát hóa chất lưu thông trên thị trường, xử phạt nghiêm minh các cơ sở vi phạm.

Cần có các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nguyên tắc sử dụng thuốc, tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn lao động, sự nguy hiểm của các hóa chất đối với môi trường và sức khỏe của cộng đồng.

Từ đó từng bước thay đổi dần các thói quen không tốt trong quá trình tiếp xúc cũng như sử dụng hóa chất. Gắn trách nhiệm của chính quyền cấp xã với việc bảo đảm an toàn sử dụng thuốc BVTV, vì xã có đủ điều kiện để kiểm soát và là nơi gần gũi và gắn bó với nông dân...


Có thể bạn quan tâm

Một Số Biện Pháp Chống Rét Cho Mạ Và Lúa Sau Khi Cấy Một Số Biện Pháp Chống Rét Cho Mạ Và Lúa Sau Khi Cấy

Trong những ngày vừa qua, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thì đợt không khí lạnh tràn về vào ngày 19-2 có thể gây rét đậm, rét hại trên diện rộng trong 3 - 4 ngày tới, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ và lúa sau khi cấy.

30/04/2014
Phân Biệt Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ Và Ngộ Độc Phèn Phân Biệt Lúa Bị Ngộ Độc Hữu Cơ Và Ngộ Độc Phèn

Ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn trên cây lúa có khác nhau, người sản xuất cần phân biệt để có cách xử lý đúng trong cứu lúa.

30/04/2014
Diệt Rầy Lưng Trắng Diệt Rầy Lưng Trắng

Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút, hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát, rắc đều cho 5 - 8 thước ruộng.

31/05/2014
Quản Lý Cỏ Dại Trên Cánh Đồng Lớn Quản Lý Cỏ Dại Trên Cánh Đồng Lớn

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu, bệnh và chuột. Nếu so sánh các đối tượng dịch hại khác nhau thì mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với SX là lớn nhất (45%), do côn trùng khoảng 30%, do bệnh hại 20% và các dịch hại khác 5%.

31/05/2014
Hướng dẫn canh tác lúa và cây ăn trái ở vùng nhiễm mặn Hướng dẫn canh tác lúa và cây ăn trái ở vùng nhiễm mặn

Để ứng phó kịp thời ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL, Bộ NNPTNT đã giao Cục Trồng trọt phối hợp một số đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái cho vùng đất bị nhiễm mặn ĐBSCL năm 2016.

27/02/2016