Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thùng Rác Sinh Học Xử Lý Rác Cây Thanh Long

Thùng Rác Sinh Học Xử Lý Rác Cây Thanh Long
Ngày đăng: 11/09/2014

Dự án “Thùng rác sinh học” của nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đoạt giải Ứng dụng - Giải thưởng cao nhất của Cuộc thi Holcim Prize năm 2013 vừa được bàn giao cho người dân tại xã Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).

Trước đây, việc xử lý rác cây thanh long là mối lo của nhiều nông dân, vì nếu để xác cây thanh long tự phân hủy sẽ mất thời gian khá lâu và ô nhiễm môi trường. Mô hình khép kín này được ứng dụng tại xã Hàm Thắng không những giải quyết được vấn đề xử lý rác cây thanh long mà còn giúp nông dân có thêm thu nhập. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 200 triệu đồng do Công ty Holcim Việt Nam tài trợ.

Mô hình “Thùng rác sinh học” là sự ứng dụng thành công mô hình “giun quế xử lý rác thải hữu cơ” cho thân cây thanh long để giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải là xác cây thanh long sau vụ thu hoạch. Ngoài ra, mô hình còn giúp giảm chi phí nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân với việc phân giun được dùng để bón cây và xác giun sau khi hết vụ sẽ được cân kí bán làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Nói về dự án “Thùng rác sinh học”, ông Phan Tấn Trinh - Trưởng phòng Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cho biết: “Địa phương đánh giá cao dự án này. Qua thời gian ứng dụng thử, chúng tôi rất bất ngờ với kết quả đem lại.

Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý và cách vận hành đơn giản giúp bà con nông dân dễ dàng triển khai tại vườn nhà mình. Trong thời gian thực hiện, các kỹ thuật viên đã hỗ trợ bà con triển khai mô hình. Hy vọng, khi đi vào triển khai trên diện rộng, kết quả sẽ thành công, mô hình này đem lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường cho địa phương”. Mô hình “Thùng rác sinh học” hiện đang được triển khai thực hiện tại 5 hộ gia đình nông dân tại xã Hàm Thắng.

Các hộ tham gia ứng dụng thử mô hình đều phấn khởi cho hay: “Mô hình không chỉ giúp xử lý được các cành bỏ của cây thanh long, hạn chế việc vứt bỏ cành thanh long ra kênh mương làm ô nhiễm môi trường mà còn mang lại “hiệu quả kép”, lượng giun quế sau khi thu hoạch chúng tôi dùng làm thức ăn để nuôi gà, còn phân giun dùng để bón cho cây trồng”.

Được biết, Cuộc thi Holcim Prize lần đầu tiên được Công ty TNHH Holcim Việt Nam triển khai năm 2009 nhằm mục đích tạo ra sân chơi cho sinh viên nghiên cứu ứng dụng các ý tưởng phục vụ phát triển bền vững xoay quanh 3 lĩnh vực: phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường và xây dựng bền vững với tổng giá trị giải thưởng lên đến 600 triệu đồng.

Đến nay, giải thưởng này đã thu hút hàng trăm đề tài của các bạn sinh viên đến từ 7 trường đại học hàng đầu Việt Nam (Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc Hà Nội,…). Điểm chung của các đề tài tham dự đều hướng tới các vùng nông thôn, giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân địa phương.

Các đề tài đoạt giải đặc biệt của Cuộc thi Holcim Prize những năm trước đều đã và được triển khai thực tế, bao gồm dự án “Thu gom và xử lý thuốc bảo vệ thực vật”, năm 2009; dự án “Nhà vệ sinh nổi”, năm 2010; dự án “Thiết bị chưng cất nước ngọt quy mô hộ gia đình cho người dân miền biển”, năm 2011; dự án “Mô hình tưới phun sử dụng năng lượng mặt trời tại Ninh Thuận”, năm 2012 và dự án “Thùng rác sinh học tại Bình Thuận”, năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Hạt Tiêu Lại Hạt Tiêu Lại "Được Giá Thì Mất Mùa"

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.

26/11/2013
Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững Mô Hình Cánh Đồng Mía Mẫu Hướng Đến Sản Xuất Bền Vững

Sở NN-PTNT Phú Yên đang triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh với tổng diện tích 40ha. Mô hình được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng, thu hoạch; sử dụng phân bón phù hợp với chất đất và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Tái Quy Hoạch Cây Cao Su Tái Quy Hoạch Cây Cao Su

Nước mắt của những người trồng cao su chưa kịp khô sau các cơn bão số 10, số 11 thì bão Haiyan lại tiếp tục khiến họ thót tim. Nỗi lo, nước mắt, chuyện tái nghèo… sẽ còn kéo dài nếu người dân cứ mãi đánh cược với “vàng trắng” trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

26/11/2013
Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

26/11/2013