Thuế nặng được gỡ, tiểu thương tiếp tục thu mua chuối cho nông dân

Chiều 7.10, ông Trần Tuấn Anh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) - cho biết:
Sau khi nhận được thông tin từ Báo Lao Động việc tiểu thương bị cơ quan chức năng nước bạn Lào đánh "thuế" nặng mặt hàng chuối qua Cửa khẩu Đen Sa Vẳn (Lào), trong sáng 7.10, lãnh đạo Đồn biên phòng đã làm việc với đồn Công an Lào và cơ quan chức năng liên quan.
"Chúng tôi bày tỏ mong muốn cơ quan chức năng nước bạn tạo điều kiện cho cư dân hai bên biên giới qua lại buôn bán được thuận lợi.
Trong đó nhấn mạnh chuối là mặt hàng nông sản, nếu chậm trễ việc thông thương sẽ hư hỏng, hiện giá chuối rất thấp, nếu không tạo điều kiện thì nông dân sẽ rất khó khăn" - ông Trần Tuấn Anh, nói.
Sau buổi làm việc này, phía Hải quan Lào ở Cửa khẩu Lao Bảo đã cho phép tiểu thương Việt Nam vận chuyển mặt hàng chuối bằng xe ôtô và không đánh "thuế" như trước.
Phấn khởi trước thông tin này, các tiểu thương đã mở cửa lại các trạm cân chuối ở xã Tân Long, Tân Thành, xã Thuận để thu mua chuối cho nông dân. Tuy nhiên, giá chuối hiện vẫn rất thấp, chỉ từ 1.700 đến 1.800 đồng/1kg.
Trước đó, Báo Lao Động số 231 đã có bài viết "Tiểu thương tạm dừng thu mua chuối:
Nông dân khóc ròng nhìn chuối chín rụng", phản ánh việc cơ quan chức năng nước bạn Lào ở Cửa khẩu Đen Sa Vẳn đánh "thuế" mỗi tấn chuối 1 triệu tiền kíp Lào (khoảng 2,7 triệu đồng), trong lúc đó, tiểu thương thu mua chuối mỗi tấn chỉ 2 triệu đồng.
Vì khoản "thuế" nặng này, tất cả các tiểu thương dừng thu mua chuối, dẫn đến chuyện cả ngàn hecta chuối của nông dân ở huyện Hướng Hóa không có nơi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thu hái trái điều chín tách hạt, đem ủ với bột sắn, hoặc rơm khô theo tỷ lệ 6% và 9%. Thời gian ủ trái điều trên 90 ngày là vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm. Sử dụng loại sản phẩm này làm thức ăn cho bò khi khan hiếm cỏ tươi. Bò sử dụng nguồn thức ăn bổ sung này đã phát triển và sinh trưởng tốt, tăng trọng cao.

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.

Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.