Thuê đất trồng hoa nông dân thu lãi hàng trăm triệu đồng

Anh Lê Văn Tài chuẩn bị thu hoạch vụ hoa hồng mới trên đất Sa Pa (Lào Cai).
Anh Tài chia sẻ: “Sở dĩ tôi mê vùng đất này là vì những bông hoa hồng trồng ở đây to, màu sắc bắt mắt, chất lượng không hề thua kém hoa Đà Lạt”.
Để thực hiện được ý tưởng, vợ chồng anh Tài đã phải vay mượn vài trăm triệu đồng rồi ngược đường từ Hưng Yên lên Sa Pa làm ăn. Mới đầu anh hỏi thuê 3 sào đất của 2 hộ dân trong bản Tả Phìn, với giá 5 triệu đồng/sào/năm để trồng hoa hồng.
Một năm sau, mấy hộ dân quanh vườn hồng cũng có ý muốn cho anh thuê đất, và anh đã thuê thêm 4 sào.
Đặc thù của hoa hồng là chỉ nửa năm sau đã bắt đầu cho thu hái, vì vậy không chỉ nhanh chóng thu hồi được tiền để trả cho việc thuê đất, mà anh còn có tích cóp để trả bớt tiền vốn vay ban đầu.
Anh Tài tiết lộ, thời tiết thuận lợi, thổ nhưỡng phù hợp nên mỗi năm sau khi trừ chi phí, vợ chồng anh còn lãi vài trăm triệu đồng từ 7 sào đất trồng hoa hồng.
Ngoài hoa, vợ chồng anh Tài còn trồng rau xanh, rau gia vị các loại cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong thị trấn du lịch Sa Pa, và cũng có khoản thu nhập. Sau hơn 4 năm lập nghiệp ở Sa Pa, vợ chồng anh Tài đã tích cóp được một số vốn kha khá...
Anh Tài thổ lộ: “Với sự đóng góp của những nông dân từ các địa phương khác đến làm ăn, sinh sống, huyện Sa Pa đã và đang trở thành vùng chuyên canh hoa, rau, góp phần làm nên sự đổi thay của vùng rẻo cao này…”.
Có thể bạn quan tâm

Nông nghiệp đang nổi lên là ngành rất "hot" trong năm qua và cả những năm sắp tới. Ngành nông nghiệp không bi quan với những nhà tiên phong sản xuất theo chuỗi.

Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.

Nhằm hỗ trợ nông dân cải thiện thu nhập, Hội ND huyện đã phát động phong trào cải tạo vườn tạp; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế hộ, trong đó có mô hình nuôi ếch ở xã Long Thạnh.

Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.