Thúc Phân Khoáng Cho Cây Ăn Quả

Bón thúc nụ, thúc hoa: Cần bón khi nhìn thấy một vài chùm nụ xuất hiện, thường trước khi nở hoa rộ 25-30 ngày. Vị trí bón phân theo hình chiếu của tán cây, đây là vị trí hoạt động mạnh nhất của bộ rễ. Đào 4 hốc hình chữ nhật có chiều rộng hướng vào phía gốc (hạn chế làm đứt rễ cây) khoảng 15-20cm, chiều dài 25-30cm, độ sâu 15-20cm cách đều nhau theo bốn hướng. Tỷ lệ các loại phân bón lần này theo tỷ lệ: 1N:1P205:1K20 tính theo hàm lượng đạm, lân và kali nguyên chất (1kg N = 2,25kg ure; 1kg K20 = 1,8kg kali clorua; 1kg P205 = 6kg supe lân).
Bón thúc quả: Bón vào giai đoạn quả đang lớn mạnh, thường bón sau khi đậu quả 30-45 ngày; tỷ lệ phân bón: 2K20:1N. Kali có tác dụng kích thích vận chuyển các chất dinh dưỡng về quả, làm quả đẹp mã, gia tăng độ ngọt, mùi thơm đặc trưng cho từng loại quả.
Liều lượng cụ thể các loại phân bón cho từng cây mỗi lần bón thúc nụ, hoa và quả phụ thuộc vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng của cây tốt hay xấu để bón cho phù hợp, ví dụ với những cây thừa đạm lá có màu xanh thẫm, xanh đen không được bón thêm đạm, bón thêm phân kali.
Bón phân hỗn hợp NPK cho cây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn bón phân đơn. Phân NPK do có chất phụ gia bao bọc từng thành phần nên chậm tan trong nước, cây hấp thu được 70-80%; phân đơn thường bị rửa trôi, bay hơi mạnh nên cây chỉ sử dụng được 20-40%.
Chú ý: Cần tưới đủ ẩm khi bón phân khoáng cho cây, phân hòa tan khuếch tán trong đất, giúp bộ rễ hút phân được thuận lợi. Giai đoạn cây đang nở hoa rất nhạy cảm không nên cuốc hố làm đứt rễ sẽ rụng nhiều nụ, hoa. Nếu cây thiếu phân giai đoạn này nên hoà tan phân đạm và kali tưới quanh tán cây.
Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô - Đắk Nông) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ĐBSCL tăng ít nhất 10.000 đồng/kg, từ 87.000 đồng lên 97.000 đồng/kg loại 100 con/kg tại ao. Dự báo xu hướng giá tôm thẻ chân trắng sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do sản lượng tôm năm nay của Thái Lan không đạt như kỳ vọng, trong khi nhu cầu thị trường mỗi ngày một tăng.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.