Thực Hiện Thành Công Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Với Cá Dìa

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.
Thời gian thực hiện 04 tháng, từ tháng 4/2013 đến tháng 8/2013. Đối tượng tôm chọn nuôi là tôm sú với kích cỡ giống 2 - 3 cm/con, cá dìa 20 - 25 g/con. Mật độ thả nuôi: tôm 10 con/m2, cá dìa 1 con/m2.
Sau 4 tháng thả nuôi, tôm và cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 25g đối với tôm, 180g đối với cá dìa. Sau khi trừ chi phí, hộ nuôi lợi nhuận hơn 20 triệu đồng.
Đây là mô hình mở ra một hướng mới nhằm phá thế độc canh con tôm với rủi ro cao do dịch bệnh. Trong những năm sắp tới ,Trung tâm dự định sẽ tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa nhằm khẳng định tính ưu thế của mô hình vì đối tượng nuôi ghép là cá dìa với tôm, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong tảo và một phần thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ trong ao, làm cho môi trường ao nuôi trong sạch hơn và ít dịch bệnh xảy ra, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).

Trái với niềm vui trúng giá của năm trước, hiện nhiều nhà vườn trồng gừng tại ĐBSCL bước vào vụ thu hoạch gừng với giá bán giảm hơn 50% so với năm trước.

Những năm gần đây, giống nghệ N8 được du nhập, trồng xen canh, luân canh cùng cây trồng truyền thống ở vùng đất Thạch Quảng, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, mùa khô năm 2015 - 2016 có khả năng mặn xâm nhập sớm, sâu và kéo dài: các vùng cách biển 25 - 35km từ tháng 12 mặn có khả năng vượt quá 4g/l, từ tháng 1 - 2 trở đi, các vùng này gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông.