Thực Hiện Thành Công Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Với Cá Dìa

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.
Thời gian thực hiện 04 tháng, từ tháng 4/2013 đến tháng 8/2013. Đối tượng tôm chọn nuôi là tôm sú với kích cỡ giống 2 - 3 cm/con, cá dìa 20 - 25 g/con. Mật độ thả nuôi: tôm 10 con/m2, cá dìa 1 con/m2.
Sau 4 tháng thả nuôi, tôm và cá phát triển tốt, trọng lượng bình quân đạt 25g đối với tôm, 180g đối với cá dìa. Sau khi trừ chi phí, hộ nuôi lợi nhuận hơn 20 triệu đồng.
Đây là mô hình mở ra một hướng mới nhằm phá thế độc canh con tôm với rủi ro cao do dịch bệnh. Trong những năm sắp tới ,Trung tâm dự định sẽ tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa nhằm khẳng định tính ưu thế của mô hình vì đối tượng nuôi ghép là cá dìa với tôm, cá dìa tận dụng tốt nguồn rong tảo và một phần thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ trong ao, làm cho môi trường ao nuôi trong sạch hơn và ít dịch bệnh xảy ra, góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước.

Theo thông báo từ đầu vụ của Công ty mía đường Trà Vinh, công ty sẽ thu mua mía nguyên liệu ngay tại nhà máy với giá 875.000 đồng/tấn mía đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.