Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng củng cố và phát triển các ngành hàng chủ lực; nghiên cứu và tổ chức sản xuất các ngành hàng tiềm năng trong chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái và thủy sản, nhằm phục hồi và ổn định tăng trưởng nông nghiệp với chỉ tiêu phấn đấu 5%/năm.
Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đổi mới tổ chức sản xuất như tăng quy mô sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ, cơ giới hóa và hạ tầng kỹ thuật. Chuyển dịch lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và du lịch.
Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có ít nhất 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn lên 2 lần so với hiện nay; giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn 2% mỗi năm; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển nông thôn.
Các tổ chức chính trị xã hội và các sở, ngành tỉnh, dựa trên chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan đơn vị, hàng năm chủ động đề xuất với Ban Điều hành nội dung liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp để cụ thể trong kế hoạch thực hiện hàng năm; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh và kế hoạch này để xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho phù hợp điều kiện của địa phương mình...
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Bình, trồng xen rau và rau thơm trong vườn tiêu có thêm lợi thế là khi tưới nước và chăm bón cho rau, cây tiêu cũng được hưởng phân và nước. Mặt khác, khi trồng xen các loại rau đã làm hạn chế việc bốc hơi nước của đất và vì thế vườn tiêu luôn giữ được độ ẩm lý tưởng để phát triển tốt. Các loại rau cũng chỉ thích hợp với độ sáng 50 - 60% nên trồng trong vườn tiêu rất thích hợp.

Ông Nguyễn Thanh Tùng ngụ ấp Trung Bình 2, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn cho biết: Gia đình ông chủ yếu là sản xuất lúa, nhưng do lúa thời gian gần đây xảy ra dịch bệnh nhiều, ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất lúa thường đạt thấp, giá cả lại bấp bên nên ông muốn tìm mô hình mới đưa vào sản xuất để góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

UBND huyện hỗ trợ 50 nghìn đồng/sào để tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc và mua giống. Diện tích dưa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất ước đạt 1 tấn/sào. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản Hải Dương ký kết bao tiêu sản phẩm với giá 6,5 nghìn đồng/kg, trừ chi phí nông dân ước thu lãi gần 150 triệu đồng/ha/vụ.

Được biết, mô hình này triển khai 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, bắt đầu trồng từ tháng 10.2014, với số lượng 2.000 cây, trên diện tích 0,5ha; giai đoạn 2 sẽ trồng tiếp 0,5 ha trong năm 2015. Sau khi trồng thí điểm thành công, Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ tiến hành chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích giúp người dân phát triển kinh tế gia đình và tham gia bảo vệ rừng.

Với khoảng thời gian hơn 10 năm, cây chè Shan tuyết khẳng định ưu thế trên vùng đất Huồi Tụ và Mường Lống của huyện biên giới Kỳ sơn. Sản phẩm chè Shan tuyết ở Nghệ An đã được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, cần tăng cường công tác chế biến và quảng bá cho thương hiệu vươn xa hơn…