Thực Hiện Đề Án Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Theo đó, giai đoạn 2014 - 2015 sẽ ổn định tăng trưởng kinh tế nông nghiệp theo hướng củng cố sản xuất các ngành hàng chủ lực gắn với việc phát triển các mô hình luân canh, xen canh hoa màu, cây ăn trái và thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp là 4,5%/năm.
Giai đoạn 2016 - 2020, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng củng cố và phát triển các ngành hàng chủ lực; nghiên cứu và tổ chức sản xuất các ngành hàng tiềm năng trong chăn nuôi, hoa màu, cây ăn trái và thủy sản, nhằm phục hồi và ổn định tăng trưởng nông nghiệp với chỉ tiêu phấn đấu 5%/năm.
Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở đổi mới tổ chức sản xuất như tăng quy mô sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ, cơ giới hóa và hạ tầng kỹ thuật. Chuyển dịch lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp và du lịch.
Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu có ít nhất 50% số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn lên 2 lần so với hiện nay; giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn 2% mỗi năm; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh toàn xã hội để phát triển nông thôn.
Các tổ chức chính trị xã hội và các sở, ngành tỉnh, dựa trên chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan đơn vị, hàng năm chủ động đề xuất với Ban Điều hành nội dung liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp để cụ thể trong kế hoạch thực hiện hàng năm; UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh và kế hoạch này để xây dựng kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho phù hợp điều kiện của địa phương mình...
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; dự báo, đánh giá và thông tin kịp thời nhu cầu thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông-thủy sản.

Ở vùng đồng bằng hay miền núi xa xôi, khắp các miền quê Quảng Trị nông dân (ND) đều phấn khởi, tích cực tham gia phong trào “ND Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Không còn nhiều thời gian để vui mừng vì đàm phán TPP kết thúc, thay vào đó cả hệ thống nông nghiệp từ quản lý nhà nước đến nông dân phải thay đổi để tận dụng tốt “cơ hội vàng” của thế kỷ 21... Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Là thành viên của Tổ hợp tác chăn nuôi gà của xã Thanh Sơn, huyện Định Quán (Đồng Nai), anh Nguyễn Văn Tâm (tổ 6, ấp 3) hiện có tổng đàn hơn 4.000 con.