Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực hiện chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác cá ngừ đại dương

Thực hiện chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu mở hướng phát triển mới cho nghề khai thác cá ngừ đại dương
Ngày đăng: 19/11/2015

PV Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, quanh việc thực hiện đề án này.

Xin ông cho biết mục tiêu của đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi đã và đang được Bộ NN&PTNT triển khai?

- Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cá ngừ đại dương (CNĐD) theo hướng công nghiệp, hiện đại, gắn khai thác với thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời điều chỉnh hài hòa lợi ích giữa ngư dân và doanh nghiệp;

Góp phần khai thác hiệu quả, bền vững nguồn lợi làm cơ sở cho việc nhân rộng trong nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam, ngày 6.8.2014, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3465/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”.

Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2016, sản lượng cá ngừ khai thác được đạt 69.000 tấn (19.000 tấn cá ngừ vây vàng, mắt to và 50.000 tấn cá ngừ vằn) với tổn thất sau thu hoạch giảm xuống dưới 15%, và 100% ngư dân được đào tạo kỹ thuật tiên tiến khai thác, sơ chế, bảo quản cá ngừ.

Năm 2020, sản lượng cá ngừ đạt 91.000 tấn (21.000 tấn cá ngừ vây vàng, mắt to và 70.000 tấn cá ngừ vằn), giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%.

Bộ NN&PTNT chọn 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa thực hiện thí điểm đề án.

Từ nay đến năm 2020, Bộ giao nhiệm vụ cho các tỉnh xây dựng, quản lý quy hoạch nghề khai thác CNĐD; phát triển đội tàu khai thác CNĐD theo hướng hiện đại; tổ chức thí điểm một số mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng đồng bộ cơ sở dịch vụ hậu cần CNĐD; tổ chức đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến cho ngư dân.

Vậy đề án này được thực hiện như thế nào?

- Đầu năm 2014, tỉnh ta đã tổ chức nhiều đoàn công tác sang Nhật Bản để xúc tiến đầu tư lĩnh vực thủy sản.

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai, nhiều cán bộ của ngành Nông nghiệp tỉnh đã được sang Nhật học tập quy trình khai thác, xử lý, bảo quản CNĐD.

Tỉnh ta cũng đã xây dựng mô hình thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ CNĐD theo chuỗi; đầu tư mua 5 bộ thiết bị khai thác CNĐD để lắp đặt trên 5 tàu cá của ngư dân tham gia mô hình.

Thông qua Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai, tỉnh ta đã mời các chuyên gia thủy sản của Tập đoàn Kato (Nhật Bản) sang để chuyển giao và hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho ngư dân.

Sau đó, Tập đoàn Kato đã phối hợp với Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) đánh giá chất lượng và thu mua sản phẩm của ngư dân đưa sang thị trường Nhật Bản bán đấu giá.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng và triển vọng phát triển của mô hình này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng dự án chuyển giao công nghệ đánh bắt CNĐD của Nhật Bản, nhằm hiện đại hóa nghề khai thác cá ngừ, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế mặt hàng này.

Nhờ sự hỗ trợ của Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai, tháng 6.2015, dự án đã được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chấp nhận hỗ trợ kinh phí.

Trong khuôn khổ dự án, JICA hỗ trợ 25 bộ thiết bị khai thác CNĐD và chỉ định Liên danh Tập đoàn Kato và Công ty Yamada cùng với Trường Đại học Kagoshima Nhật Bản hỗ trợ tỉnh chuyển giao công nghệ, ngư lưới cụ khai thác cho ngư dân.

Phương án tiếp theo của tỉnh ta sau khi nhận thiết bị khai thác CNĐD do JICA hỗ trợ là gì, thưa ông?

- Sở NN&PTNT đã lựa chọn 17 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và 8 tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn tham gia dự án chuyển giao công nghệ đánh bắt CNĐD của Nhật Bản.

Đầu tháng 10.2015, chúng tôi tiến hành lắp đặt cho 3 tàu cá và đã tổ chức ra khơi thử nghiệm các thiết bị nói trên.

Cùng đi với ngư dân có các cán bộ kỹ thuật của ngành Nông nghiệp tỉnh và 4 chuyên gia thủy sản của Tập đoàn Kato.

Cuối tháng 10, tỉnh ta đã tiếp nhận toàn bộ thiết bị do JICA hỗ trợ và đã bàn giao cho ngư dân.

Ngoài ra, tỉnh ta cũng đã hỗ trợ mỗi tàu cá tham gia dự án 30 triệu đồng để cải tạo, nâng cấp hầm bảo quản sản phẩm và được hỗ trợ bảo hộ lao động.

Hiện ngành chức năng đang nỗ lực lắp đặt các bộ thiết bị câu cá ngừ trên tàu cá và chuyển giao quy trình khai thác, xử lý, bảo quản cá ngừ cho ngư dân, đồng thời phối hợp với các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản hướng dẫn ngư dân cải tạo hầm bảo quản sản phẩm trên tàu, để đầu năm 2016 sắp đến, 25 tàu cá tham gia dự án đồng loạt ra khơi khai thác CNĐD.

Tỉnh ta cũng đã và đang tính toán sử dụng 1 tàu trung chuyển, để vận chuyển sản phẩm từ các tàu cá của ngư dân trên biển vào đất liền, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo BIDIFISCO nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng sản phẩm để đánh giá chính xác, không để ngư dân bị thiệt, và có chính sách khuyến khích ngư dân nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các tàu cá khai thác được CNĐD đảm bảo chất lượng xuất khẩu, tỉnh ta cũng sẽ thưởng thêm, nhằm khuyến khích ngư dân.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Khánh Thành Trung Tâm Phân Phối Nghiên Cứu Ca Cao Khánh Thành Trung Tâm Phân Phối Nghiên Cứu Ca Cao

Trung tâm IDC sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển, sáng tạo những sản phẩm chất lượng trong ngành sôcôla, bánh mì, bánh ngọt cung cấp cho khu vực Đông Nam Á và thế giới. IDC ra đời sẽ đem lại lợi ích thiết thực đảm bảo nguồn thu nhập tốt cho nông dân trồng ca cao.

15/10/2014
Đưa Nông Sản Sang Nga Chăn Nuôi Vắt Chân Đón Cơ Hội Đưa Nông Sản Sang Nga Chăn Nuôi Vắt Chân Đón Cơ Hội

Theo Bộ NN-PTNT, sau khi dừng NK nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi từ Mỹ và EU và Canada, Nga đang chuyển hướng mở cửa NK nông sản từ một số thị trường khác, trong đó có Việt Nam (VN). Đây là cơ hội lớn cho XK nông sản nước ta, đặc biệt với ngành chăn nuôi vốn đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ.

15/10/2014
Liên Kết Tiêu Thụ Lúa Liên Kết Tiêu Thụ Lúa

Mối liên kết SX, tiêu thụ lúa hàng hóa giữa DNTN Thành Khiêm (TP Rạch Giá, Kiên Giang) và HTX Nông nghiệp 41 (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến nay đã được hơn 5 năm và diện tích ngày càng mở rộng. Mối liên kết này bắt đầu được thực hiện từ vụ ĐX 2008-2009, với diện tích thí điểm ban đầu là 10 ha, với 7 xã viên tham gia.

15/10/2014
Sản Lượng Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Quảng Ninh (Quảng Bình) Tăng Mạnh Sản Lượng Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Quảng Ninh (Quảng Bình) Tăng Mạnh

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) trong 9 tháng đạt 2.695 tấn, trong đó khai thác 1.469 tấn (khai thác biển 1.212 tấn, nước lợ 135 tấn và nước ngọt 122 tấn), sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng thủy sản 1.226 tấn.

15/10/2014
Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

15/10/2014