Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, mới đây Cục này vừa tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không.
Tại Hội nghị, đại diện các công ty xuất khẩu hàng nông sản đều cho rằng, thị trường nước ngoài là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam.
Vải thiều là mặt hàng nông sản nhanh hỏng nên cần có chính sách hỗ trợ trong hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, để các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu được đến các thị trường “khó tính” như châu Âu, Mỹ, Úc… thì ngoài vấn đề chất lượng sản phẩm đảm bảo thì giá thành phải cạnh tranh được với các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan… cũng đang khai thác ở những thị trường này.
Ngoài ra, các công ty xuất khẩu hàng nông sản cũng cho biết, việc đặt chỗ để xuất khẩu đúng theo nhu cầu thời gian của họ là các hãng hàng không Việt Nam chưa đáp ứng được.
Vì vậy, việc bảo quản hàng hóa cũng như đáp ứng đúng thời gian theo yêu cầu của thị trường nước ngoài của các công ty xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam không đảm bảo.
Về hai vấn đề trên, đại diện của các hãng hàng không cũng đã đưa ra một số nguyên nhân như: mặt hàng nông sản chưa có thị trường đủ lớn nên số lượng vận chuyển chưa nhiều và không đều, chỉ theo mùa vụ khiến giá cước và thời gian cố định đặt chỗ là rất khó khăn.
Sau khi nghe báo cáo của các công ty xuất khẩu hàng nông sản, các hãng hàng không và các công ty dịch vụ hàng hóa, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có báo cáo gửi Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan về vấn đề này để có thể đưa ra chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam bằng đường hàng không trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cá tra đã thay thế cá ngừ đóng hộp trở thành loài cá được ưa chuộng nhất tại Hà Lan. Theo Ban Tiếp thị Thủy sản Hà Lan, năm 2011 nước này tiêu thụ 5.500 tấn cá tra NK từ Việt Nam, tăng so với 4.600 tấn năm 2010.

Ngắm toàn cảnh khu trang trại nuôi tôm hiện đại, bề thế rộng hàng chục ha nơi cửa biển vùng biên ải Móng Cái, nhiều người không khỏi thán phục tâm huyết, công sức của người chủ nhân.

Từ một sự tình cờ, gấc đến với bà con hai thôn Thạch Bồ, Bắc An (xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nẵng). Tuy nhiên, chính sự tình cờ đó lại là cơ hội đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây. Họ đã giàu lên nhờ gấc.

Beta Agonist là chất dùng để tăng trọng, kích nạc cho thịt lợn, nhưng có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng. Vì thế, Beta Agonist đã bị cấm sử dụng cách đây hơn 10 năm. Thế nên, việc một lượng lớn thịt lợn chứa chất tạo nạc Beta Agonist vừa bị phát hiện tại một số tỉnh phía Nam, đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Trên thị trường miền Bắc, lượng thịt tiêu thụ đã giảm đi đáng kể chỉ trong vòng 1 tuần qua.