Thúc đẩy ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị thanh long Bình Thuận

Dự hội thảo có ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cùng lãnh đạo các sở, ban ngành; Các Hiệp hội, Hợp tác xã thanh long trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, các đại biểu nghe Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện quan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày các tham luận nông sản Bình Thuận, đặc biệt về cây thanh long như: Phát triển ổn định bền vững ngành hàng thanh long theo cách tiếp cận chuỗi giá trị; kinh nghiệm chuyển giao công nghệ chế biến thanh long;
Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng đèn chuyên dụng điều khiển thanh long ra hoa trái vụ…
Đặc biệt, mô hình chuyển giao công nghệ chế biến thanh long sấy dẻo của Công ty TNHH TMDV XNK Bé Dũng (Hàm Thuận Nam) được đông đảo đại biểu quan tâm, ủng hộ.
Mặc dù ở bước đầu, mô hình nếu thành công sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm quả thanh long Bình Thuận đến các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Ngoài ra, các đại diện tổ hợp tác xã thanh long cũng kiến nghị các ngành chức năng quan tâm mở rộng thị trường ổn định giá cả quả thanh long; giải pháp phòng trừ hiệu quả bệnh đốm nâu; thông tin các chính sách hỗ trợ nông nghiệp…
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùngnhấn mạnh: Bình Thuận cần thiết thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là cây thanh long.
Theo đó, trước hết thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, tiên tiến trong nông nghiệp vào sản xuất hình thành vùng nguyên liệu sạch.
Đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm quả thanh long theo thị hiếu, sở thích người tiêu dùng, góp phần tiêu thụ quả thanh long trong tình hình hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt muối của Việt Nam đang được đánh giá có hương vị rất riêng và đang dần thu hút người tiêu dùng quốc tế.

Nông dân Lâm Đồng đã và đang thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với các hợp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuỗi liên kết tiêu thụ của Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP), mang lại những hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

Ngày 24-9, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ kết hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015 tại Hợp tác xã (HTX) Thới Tân (xã Thới Tân, huyện Thới Lai).

Qua 4 vụ (từ vụ đông xuân 2013 - 2014) sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn, đến cuối vụ hè thu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên tuyển chọn khảo nghiệm 3 giống lúa chịu mặn để sản xuất đại trà trên các cánh đồng ven biển của tỉnh.

Cây mắc ca đã được trồng thí điểm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vài năm nay nhưng nông dân không biết hiệu quả của loại cây này đến đâu. Vì vậy, việc UBND huyện Khánh Sơn thận trọng trong phát triển cây mắc ca là điều cần thiết.