Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị thanh long Bình Thuận

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị thanh long Bình Thuận
Ngày đăng: 13/11/2015

Dự hội thảo có ông Trần Văn Tùng – Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cùng lãnh đạo các sở, ban ngành; Các Hiệp hội, Hợp tác xã thanh long trên địa bàn tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu nghe Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện quan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày các tham luận nông sản Bình Thuận, đặc biệt về cây thanh long như: Phát triển ổn định bền vững ngành hàng thanh long theo cách tiếp cận chuỗi giá trị; kinh nghiệm chuyển giao công nghệ chế biến thanh long;

Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng đèn chuyên dụng điều khiển thanh long ra hoa trái vụ…

Đặc biệt, mô hình chuyển giao công nghệ chế biến thanh long sấy dẻo của Công ty TNHH TMDV XNK Bé Dũng (Hàm Thuận Nam) được đông đảo đại biểu quan tâm, ủng hộ.

Mặc dù ở bước đầu, mô hình nếu thành công sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh, quảng bá sản phẩm quả thanh long Bình Thuận đến các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Ngoài ra, các đại diện tổ hợp tác xã thanh long cũng kiến nghị các ngành chức năng quan tâm mở rộng thị trường ổn định giá cả quả thanh long; giải pháp phòng trừ hiệu quả bệnh đốm nâu; thông tin các chính sách hỗ trợ nông nghiệp…

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùngnhấn mạnh: Bình Thuận cần thiết thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ để nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là cây thanh long.

Theo đó, trước hết thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, tiên tiến trong nông nghiệp vào sản xuất hình thành vùng nguyên liệu sạch.

Đầu tư công nghệ chế biến các sản phẩm quả thanh long theo thị hiếu, sở thích người tiêu dùng, góp phần tiêu thụ quả thanh long trong tình hình hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

24/09/2014
Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó! Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

24/09/2014
Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

24/09/2014
Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

24/09/2014
Hành Trình Ra “Biển Lớn” Hành Trình Ra “Biển Lớn”

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

24/09/2014