Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Ngày 25.11, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT tổ chức Diễn đàn an toàn thực phẩm ISG 2013.
Theo báo cáo của Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, năm 2012, diện tích sản xuất rau cả nước là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh; sản lượng rau đạt 14 triệu tấn. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú, nhưng quy mô sản xuất rau hiện vẫn nhỏ lẻ, manh mún.
Riêng với rau an toàn (RAT), diện tích quy hoạch đến đầu năm 2013 là 71.728ha, trong đó diện tích đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT là 6.310ha; diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP và các GAP khác là 491ha; diện tích sản xuất theo hướng an toàn là 16.797ha.
Ông Đoàn Xuân Hoà - Phó Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản nhận định: Nhìn chung, sản xuất RAT hiện nay vẫn là quảng canh, chủ yếu sử dụng giống lai nhập nội, tỷ lệ cơ giới hoá gắn với sơ chế thấp, chưa chú trọng ứng dụng công nghệ cao và chưa kiểm soát được nguồn nước tưới... Do đó, diện tích RAT được chứng nhận thấp, hiệu quả sản xuất không rõ rệt, chưa có sự phân biệt rõ giữa RAT với rau thông thường.
Theo ông Trần Công Thắng (Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn), hiện sản lượng RAT, rau hữu cơ vẫn rất hạn chế và tăng chậm, chỉ chiếm 8-8,5% diện tích rau của cả nước. Ông Thắng cũng đưa ra ví dụ: Hà Nội hiện có hơn 7 triệu dân, nhu cầu rau xanh khoảng 2.600 tấn/ngày, tương đương 950.000 tấn/năm, nhưng sản lượng rau của Hà Nội hiện mới đạt 600.000 tấn/năm, trong đó RAT đáp ứng được 14-15%.
“Hạn chế của sản xuất RAT hiện nay là các hệ thống chứng nhận khá tốn kém và khó thực hiện; niềm tin của người tiêu dùng đối với RAT chưa cao; địa điểm kinh doanh, tiêu thụ RAT chưa thuận tiện...” - ông Thắng nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, mục tiêu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT phục vụ nội tiêu và xuất khẩu đã được bộ giao cho các đơn vị thực hiện đề án triển khai. Đồng thời, việc quản lý theo chuỗi cũng cần được tăng cường, do vậy vấn đề sản xuất RAT càng đòi hỏi phải phát triển cả về diện tích, sản lượng cũng như hỗ trợ tiêu thụ.
Qua diễn đàn lần này, bộ sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp, nhà sản xuất để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hoàn thiện các chính sách nhằm hỗ trợ cho chuỗi sản xuất RAT từ trồng trọt, chế biến đến tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do hạn hán song lạc L14 qua phục tráng cho năng suất thực tế đạt 22,23 tạ/ha, tăng 4,5 tạ/ha so với giống lạc L14 sản xuất đại trà.

Niên vụ 2015 – 2016, vùng mía Lam Sơn trồng 12.776 ha mía nguyên liệu, tăng 116 ha so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 62 tấn/ha, tăng 4 tấn/ha. Dự kiến từ ngày 5 đến 9-12-2015, vùng mía Lam Sơn sẽ bước vào thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2015 – 2016.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân thị trấn Mỹ Luông (An Giang) đã chuyển đổi 30 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang vườn.

Với gần 20 ha cam, quýt các loại như: cam lòng vàng CS1, V2, cam canh, quýt ôn châu, mỗi năm gia đình anh Bùi Việt Bách, khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong thu nhập tiền tỷ và giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương.

anh Nguyễn Văn Ngà, ngụ ấp Vĩnh Thạnh “A”, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã chuyển đổi thành công mô hình từ lúa sang vườn, trồng với nhiều loại cây ăn trái như: dừa, xoài, ổi đài loan, chanh không hạt.