Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thúc đẩy sản xuất giống lúa lai

Thúc đẩy sản xuất giống lúa lai
Ngày đăng: 13/05/2015

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, cả nước có 16 đơn vị sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại 10 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích hơn 1.308 ha. Trong đó, các tổ hợp giống lúa lai F1 ba dòng như: Nhị ưu 838, Bắc ưu 903, Nam ưu 604, Bắc ưu 903 KBL, LC 25, HYT 100, HYT 108, CT16... được gieo sạ hơn 1.124 ha (chiếm 85,9%) diện tích; các tổ hợp hạt giống lúa lai F1 hai dòng như: VL 20, TH 3-5, TH 17, Phúc ưu 868 được gieo sạ với diện tích 184 ha (chiếm 14,1%).

Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm KNQG, Đông Xuân 2014 - 2015 là vụ đầu tiên triển khai sản xuất dòng lúa lai "bố mẹ" trên phạm vi toàn quốc thông qua Dự án khuyến nông Trung ương.

Mặc dù điều kiện thời tiết có nhiều biến động, nhưng các đơn vị đã chủ động chỉ đạo kỹ thuật, người trực tiếp sản xuất đã tuân thủ tốt quy trình kỹ thuật, nên toàn bộ các trà sản xuất dòng bố mẹ đều thành công, đạt năng suất cao, chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn. Vụ Đông Xuân này, ước tính cả nước sản xuất được khoảng 3.650 tấn hạt giống lúa lai F1.

Hiện nay, sản xuất hạt giống lúa lai F1 không chỉ mang lại hiệu quả cho người sản xuất, mà còn từng bước giảm lượng lúa giống nhập khẩu và chủ động nguồn giống để mở rộng diện tích lúa lai tại các địa phương.

Việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 thành công đã khẳng định Việt Nam làm chủ được công nghệ sản xuất giống "bố mẹ" và sản xuất hạt lai F1; góp phần định hướng phát triển bền vững ngành sản xuất lúa lai của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 vẫn còn không ít khó khăn.

Việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Do vậy, việc bố trí lịch thời vụ, lịch gieo sạ hạt của dòng bố và dòng mẹ phải được tính toán kỹ để cho lúa trỗ vào thời điểm hợp lý, thuận lợi cho việc thụ phấn.

Điều khó khăn nhất với việc sản xuất giống là yếu tố khí hậu. Nếu vào thời điểm lúa trỗ mà gặp nhiệt độ dưới 24 độ C thì việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 sẽ không đạt kết quả tốt. Do vậy, phải bố trí thời vụ hợp lý, để cho lúa trỗ vào thời điểm có nhiệt độ hơn 24 độ C thì hạt giống lúa lai F1 mới đạt chất lượng cao.

Tại nhiều địa phương chưa có vùng quy hoạch riêng để sản xuất hạt giống bố mẹ, nên các trà sản xuất bố mẹ phải gieo trồng xen kẽ giữa các diện tích sản xuất hạt lai F1 trong vùng quy hoạch hoặc xen với lúa thương phẩm, gây khó khăn cho yêu cầu cách ly trong sản xuất giống siêu nguyên chủng bố, mẹ. Và để hạt giống đạt chất lượng, thời gian qua, các đơn vị phải sử dụng phương pháp cách ly bằng tấm nylon, bạt... làm tăng chi phí sản xuất.

Để phát triển được các diện tích lúa lai, các tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hạt giống lúa lai có chất lượng, giá thành hạ, có sức cạnh tranh nhằm từng bước giảm lượng giống nhập khẩu; có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông dân sử dụng hạt giống lúa lai sản xuất trong nước.

Đồng thời, hình thành các mô hình liên kết bền vững giữa cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp với HTX và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa lai F1.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang vừa có thông báo về việc khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trước, trong và sau mùa lũ để bảo vệ vườn cây ăn trái, tránh thất thoát cho nhà vườn.

29/09/2015
Quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long cần giải pháp tổng hợp và cộng đồng Quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long cần giải pháp tổng hợp và cộng đồng

Từ năm 2011 đến nay, bệnh đốm nâu xuất hiện và gây hại mạnh trên thanh long. Những tháng qua, bệnh tiếp tục lan trên diện rộng, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.

29/09/2015
Nỗ lực cứu cây vải chín sớm Phương Nam Quảng Ninh Nỗ lực cứu cây vải chín sớm Phương Nam Quảng Ninh

Do nằm ở khu vực địa hình thấp, trũng, tiêu thoát nước khó khăn nên trong đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có nhiều diện tích canh tác nông nghiệp bị thiệt hại, trong đó 100% diện tích trồng cây vải chín sớm, bị ngập úng.

29/09/2015
Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Hồng, ấp Tân Ninh, xã Tân Phú (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) được nhiều người biết đến nhờ mạnh dạn chuyển đổi trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu Xiêm cho lợi nhuận cao, kinh tế đi vào ổn định, gia đình ấm no, hạnh phúc.

29/09/2015
Tăng cường các dịch vụ làm bà đỡ cho nông dân Tăng cường các dịch vụ làm bà đỡ cho nông dân

Sản xuất manh mún, thiếu vốn, kỹ năng, tay nghề của nông dân yếu, ít liên kết, thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh... là thực trạng chung của nông nghiệp Việt Nam hiện nay.

29/09/2015