Thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Bộ NNPTNT xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm; tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông-thủy sản;
Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành chăn nuôi;
Chủ động nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu cuối năm.
Chính phủ cũng thống nhất tính tiền lương, phụ cấp đặc thù vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở khám, chữa bệnh trong trường hợp số thu tiền lương theo mức đã kết cấu trong giá dịch vụ không đủ chi tiền lương theo chế độ.
Cùng với đó, Chính phủ cũng thống nhất tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe mô tô kể từ ngày 1.1.2016.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường xuất khẩu gia súc sống từ Úc sang Việt Nam đang có sự thay đổi với số lượng gia súc được mua về để vỗ béo tăng lên thay vì mua gia súc để mổ thịt ngay.

Dịch bệnh rình rập, đầu ra bấp bênh, chi phí sản xuất liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm lại thấp... Đó là những gì mà người chăn nuôi trong tỉnh Quảng Ngãi đang phải gánh chịu từ nhiều năm qua.

Chăm chỉ và quyết tâm, ông Lục Văn Thắng, dân tộc Nùng, thôn Đồng Bưa, xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ trâu kết hợp với làm vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ngày 17 tháng 11 năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững”.

Nếu tận dụng tối đa các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.