Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thức ăn chăn nuôi nóng chuyện kiểm tra, rối việc khảo nghiệm

Thức ăn chăn nuôi nóng chuyện kiểm tra, rối việc khảo nghiệm
Ngày đăng: 18/05/2015

Trong khi đó, hễ thay đổi một chút về thành phần, hàm lượng trong TĂCN lại phải khảo nghiệm.

Tại cuộc họp cuối tuần qua với các DN trong ngành chăn nuôi tại khu vực phía Bắc nhằm khẩn trương tháo gỡ các khó khăn trước ngưỡng cửa nhiều hiệp định tự do hóa với quốc tế sắp có hiệu lực, hàng loạt các vấn đề vướng mắc đã được các DN thẳng thắn phản ánh với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát.

Tốn hàng tỉ đồng vì chờ kiểm định

Nhiều ý kiến của DN đã đồng loạt phản ánh sự phiền hà và kiến nghị cần thay đổi ngay cơ chế, thủ tục liên quan tới việc kiểm dịch, kiểm tra chất lượng đối với nguyên liệu TĂCN nhập khẩu.

Ông Trần Thanh Quang, TGĐ Tập đoàn Quang Minh, một đơn vị NK nguyên liệu TĂCN rất lớn tại phía Bắc, cho rằng, theo quy định các lô hàng nguyên liệu TĂCN nhập khẩu về qua cảng Hải Phòng đều phải được Cục Chăn nuôi trực tiếp lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng, nếu đạt yêu cầu mới được thông quan.

Tuy nhiên, thời gian chờ đợi kết quả kiểm định chất lượng quá lâu, thường phải mất từ 7 đến 10 ngày, với hàng chục chỉ tiêu chất lượng. Trong thời gian chờ đợi, DN buộc phải lưu container tại cảng Hải Phòng với chi phí cắt cổ.

“Chi phí cho việc kiểm định chất lượng chỉ mất vài triệu đồng, nhưng phí lưu kho tới mấy trăm triệu đồng. Nếu thời gian chờ đợi dính vào thứ 7, chủ nhật nữa có khi phải lưu kho hơn 10 ngày, tốn hàng tỉ đồng” - ông Quang bức xúc.

Cùng quan điểm với ông Quang, đại diện các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN cho rằng, nên chăng cần sớm thay đổi cơ chế kiểm tra chất lượng đối với nguyên liệu TĂCN nhập khẩu. 

“Cục Chăn nuôi đã nắm rất rõ tên tuổi của các đơn vị XNK rồi, có đơn vị cả 10 năm nay chẳng vi phạm gì thì có nhất thiết lô hàng nào về cảng cũng phải lấy mẫu kiểm tra, bắt họ chờ đợi hàng tuần, tốn hàng tỉ đồng lưu kho hay không” - ông Phạm Văn Tiệp, GĐ Cty Cổ phần ABC đặt câu hỏi.

Cũng theo ông Tiệp, không chỉ chịu cảnh chờ chực về kiểm định chất lượng, việc kiểm dịch thực vật (KDTV) mặc dù đến nay đã có nhiều thuận lợi, song tình trạng ách tắc vẫn xảy ra thường xuyên.

Cụ thể, lực lượng cán bộ KDTV tại cảng Hải Phòng hiện quá mỏng nên vào các dịp cao điểm, đặc biệt là các kỳ nghỉ lễ tết, các DN phải chờ có khi tới 12h đêm mới làm xong thủ tục kiểm dịch.

Trước đây bên giao thông chưa kiểm soát tải trọng, 100 container chỉ cần 50 xe là chuyển hết, nhưng giờ phải 100 xe mới đủ. Cty ABC có cả 1 Cty vận tải, nhưng có tháng chi phí lưu kho do phải chờ các thủ tục kiểm định, kiểm dịch lên đến 1 tỉ đồng.

Trước những ý kiến bức xúc của DN, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Chăn nuôi và Cục BVTV ngay trong tháng 5/2015 tổ chức đối thoại với các DN để tháo gỡ vướng mắc theo tinh thần giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí cho cho các DN, đồng thời có báo cáo Bộ trưởng trước ngày 30/5/2015 về các giải pháp tháo gỡ. Đối với lực lượng cán bộ KDTV tại cảng Hải Phòng, Bộ trưởng yêu cầu Cục BVTV sớm rà soát, nếu cần thiết bổ sung ngay nhân lực, thiết bị, không để tình trạng ùn tắc về thủ tục KDTV.

Thay một chút là khảo nghiệm

Một vấn đề được nhiều DN băn khoăn nữa về sự rườm rà trong kiểm soát chất lượng TĂCN, đó là có cần thiết hay không việc khảo nghiệm TĂCN hỗn hợp hoàn chỉnh.

Ông Võ Việt Dũng, GĐ Cty TNHH SX Thương mại và Đầu tư Anh Dũng cho rằng, hiện nay đa số các DN sản xuất TĂCN đều đã có thiết bị, phần mềm rất tinh vi để xác định công thức pha trộn TĂCN.

Công thức pha trộn thế nào các DN cũng đều dựa theo các công thức khuyến cáo ưu việt nhất của các đơn vị nghiên cứu về dinh dưỡng vật nuôi quốc tế, đã được các tập đoàn lớn như Cargill, CP, Jaffa… áp dụng.

Về cơ bản, các công thức này đều có độ tin cậy rất cao. Vì vậy, việc bắt buộc các DN phải thực hiện khảo nghiệm thực tế trên vật nuôi đối với mỗi sản phẩm TĂCN hỗn hợp hoàn chỉnh là không còn cần thiết, gây tốn kém cho DN.

“Mỗi DN hiện nay có tới 40-50 công thức pha trộn TĂCN hỗn hợp, mỗi công thức là một sản phẩm khác nhau. Họ cũng liên tục thay đổi công thức, lúc này thêm chất này, lúc kia bớt chất kia.

Nếu cứ hễ thay đổi một chút là lại bắt khảo nghiệm, tốn hàng năm trời, kinh phí hàng trăm triệu đồng thì có làm nổi hay không? Bởi hiện nay cả nước có tới mấy nghìn tên sản phẩm thức ăn, trên thực tế là không có nơi nào đủ mặt bằng, cơ sở vật chất để khảo nghiệm cả” – ông Dũng nêu thắc mắc.

“Chỉ những loại TĂCN mới thực sự, nghĩa là nguyên liệu mới, công thức mới mà chưa từng ai công bố sử dụng thì mới nên bắt buộc khảo nghiệm. Chứ mỗi Cty hiện nay có mấy chục sản phẩm, thay đổi hàm lượng một chút thôi cũng bắt họ khảo nghiệm thì không tài nào làm nổi, mà vô tình còn tạo thêm một thủ tục hành chính rất phiền hà cho DN” – GS Vũ Duy Giảng, chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng vật nuôi, nêu quan điểm.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm

Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.

16/11/2013
Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

16/11/2013
Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

16/11/2013
Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

16/11/2013
240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng” 240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng”

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

16/11/2013