Thức ăn chăn nuôi ngày càng phụ thuộc nhập khẩu

Tại diễn đàn Chính sách nông nghiệp: Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam tổ chức hôm qua 8-9, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng sự gia tăng lượng thức ăn sử dụng trong chăn nuôi đồng nghĩa với việc phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn nhiều hơn do sản xuất trong nước không đáp ứng kịp.
Năm 2010, lượng thức ăn sản xuất trong cả nước là 10,5 triệu tấn và đến năm 2014, đã là 14,5 triệu tấn. Và với đà tăng trưởng chăn nuôi như hiện nay cứ mỗi năm, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi sẽ tăng thêm một triệu tấn.
Theo ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp miền Nam, do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập nên giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn phụ thuộc vào giá nhập khẩu và giá cả sẽ biến động.
Số liệu thống kê của trung tâm này cho thấy giá thức ăn chăn nuôi trong những năm qua tăng đều; tăng từ 9.500 đồng/kg năm 2010 lên 12.000 đồng/kg vào cuối năm 2013 đầu 2014.
Theo các chuyên gia trong ngành, Việt Nam khó có thể thực hiện chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi vì như vậy sẽ tạo gánh nặng cho ngân sách quôc gia, đồng thời cũng rất khó duy trì được một thời gian dài; do đó cách tốt nhất là phải xây dựng được vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Tuy nhiên, theo ông Lịch, để sản xuất thức ăn chăn nuôi phải sử dụng thức ăn giàu đạm như khô dầu, bột xương, đậu tương hạt, và nhóm thức ăn giàu năng lượng như bắp hạt, lúa mỳ, cám mỳ, cám gạo trích ly... Hầu hết các mặt hàng này ngành nông nghiệp trong nước chưa sản xuất được.
“Hai mặt hàng nông nghiệp trong nước sản xuất được là đậu nành và bắp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu và khả năng mở rộng diện tích, tăng sản lượng là rất khó nên Việt Nam phải phụ thuộc vào nhập khẩu là điều không tránh khỏi,” ông Lịch nói.
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2014, diện tích trồng đậu nành cả nước là 125.000 héc ta, sản lượng là 195.000 tấn. Sản lượng này, theo ông Lịch là không đủ làm thực phẩm cho người nên muốn làm thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu. Lượng đậu nành nhập khẩu của cả năm 2014 là 1,56 tiệu tấn, tăng 20,5% so với năm 2013.
Đối với cây bắp, năm 2014, sản lượng cả nước ước đạt 5,65 triệu tấn nhưng phải nhập khẩu thêm 4,61 triệu tấn, tăng 2,11 lần so với năm 2013.
Năm 2014, Việt Nam đã bỏ ra 3,23 tỉ đô la Mỹ để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 5,2% về giá trị so với năm 2013.
Ngày 8-9, tại TPHCM, Viện chính sách và chiến lượng phát triển nông nghiệp-nông thôn và Liên minh nông nghiệp đã tổ chức diễn đàn Chính sách nông nghiệp: Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam.
Mục đích là phân tích những ưu điểm và điểm hạn chế của chính sách trong ngành nông nghiệp trong thời gian qua và qua đó đưa ra những ý kiến gợi ý để những nhà hoạch định chính sách là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xem xét để có những điều chỉnh nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi gà ri thả vườn được triển khai tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn hai năm nay, ông Lê Công Chiến, ngụ ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là người mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi thỏ sinh sản. Mô hình của ông thành công đã mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cho nông dân địa phương.

Với 200 cặp chim bồ câu sinh sản, mỗi năm gia đình chị Nguyễn Thị Kim, xóm Đèo Khê, xã Tân Kim (Phú Bình) thu nhập được khoảng 80 triệu đồng từ bán chim bồ câu thương phẩm.
Nhằm kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngành thú y tỉnh Vĩnh Long đã và đang kiểm tra tại các hộ, cơ sở chăn nuôi, các điểm kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong toàn tỉnh.

Khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt thỏa thuận, những ai quan tâm đều hiểu rằng hội nhập đang ngấp nghé ở sân nhà. Nếu TPP có hiệu lực (dự kiến cuối năm 2017 hoặc đầu 2018), thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0%.