Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thức Ăn Chăn Nuôi Neo Giá Lỗ Hổng Ở Quản Lý

Thức Ăn Chăn Nuôi Neo Giá Lỗ Hổng Ở Quản Lý
Ngày đăng: 20/12/2014

Giá nguyên liệu nhập khẩu giảm mạnh, thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở khâu nhập khẩu, cước vận tải cũng đang “hạ nhiệt” là những điều kiện thuận lợi để giảm giá bán thức ăn chăn nuôi thành phẩm. Song, các đơn vị kinh doanh vẫn cố tình giữ giá.

Có điều kiện vẫn muốn neo giá

Từ đầu năm đến nay, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nội địa có nhiều thuận lợi để giảm giá bán sản phẩm. Thứ nhất, giá bắp nhập khẩu đã sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.

Thứ hai, các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi (kể cả nhập khẩu về để sản xuất thức ăn chăn nuôi) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. Trong trường hợp các doanh nghiệp đã nộp thuế GTGT khi nhập khẩu sẽ được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi sản phẩm được bán ra.

Thứ ba, xăng dầu được điều chỉnh giảm giá mạnh nhờ đó chi phí vận chuyển cũng giảm theo.

Vậy mà từ đầu năm đến nay, giá bán loại thức ăn chăn nuôi vẫn không giảm, chẳng hạn loại thức ăn chăn nuôi chuyên dùng cho heo nái nuôi con hiệu Maxi’ Mum, 25 ki lô gam/bao có giá 190.000 đồng/bao hay sản phẩm Boss - 112 (dành cho heo thịt từ 30 - 60 ki lô gam) cũng có giá ổn định ở mức 285.000 đồng/bao 25 ki lô gam.

Lỗ hổng quản lý!

Lý giải nguyên nhân chưa giảm giá bán sản phẩm, một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cho rằng do nguyên liệu đã được họ mua từ trước - khi giá nhập khẩu ở mức cao - cho nên muốn giảm giá bán cũng cần phải có độ trễ, “chứ đâu phải cái này, cái kia giảm là chúng tôi giảm được ngay đâu!”, vị này cho biết.

Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho rằng chính cơ chế quản lý, điều hành của Nhà nước còn nhiều “lỗ hổng” nên doanh nghiệp thường dựa vào đó để bảo vệ lợi ích, không chịu chia sẻ với người nông dân.

Cụ thể, theo ông Hiệp, với việc điều hành giá thức ăn chăn nuôi hiện nay, hiện có quy định về mức trần tăng giá, nhưng lại “quên” quy định về nghĩa vụ phải giảm giá.

Do đó, đứng ở góc độ vĩ mô, cần phải xem xét, rà soát lại hai mặt. Thứ nhất khi đã chấp nhận ngành này hoạt động theo cơ chế thị trường, thì cần bổ sung thêm những quy định chặt chẽ hơn, mà cụ thể ở đây là cơ chế bắt buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm hạ giá bán theo biến động của thị trường.

Thứ hai, ở một số ngành, chẳng hạn ngành sản xuất cá tra (ngành phụ thuộc rất lớn vào thức ăn thủy sản, chiếm 70% giá thành sản xuất - NV), Chính phủ có quy định đây là ngành sản xuất có điều kiện.

Thế nhưng, nếu chỉ quản lý ngành cá tra mà “quên” quản lý ngành chế biến thức ăn, rõ ràng nó sẽ tạo ra một khoảng trống vì quản lý thì phải quản lý đồng bộ toàn chuỗi. “Theo tôi, sắp tới các nhà nghiên cứu, nhà quản lý phải tính toán lại việc này như thế nào cho đồng bộ, như vậy mới phát triển toàn diện được”, ông Hiệp đề xuất.

Còn ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng ngoài việc phải hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật, nhất là những quy định bắt buộc doanh nghiệp phải hoạt động đúng cơ chế thị trường - tức có tăng có giảm theo biến động của giá cả đầu vào - thì cần kiểm tra việc thực hiện của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh mặt hàng này để tạo sự công bằng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

“Ví dụ, khi đơn vị sản xuất có quyết định điều chỉnh giảm giá bán, nhưng về tới đại lý kinh doanh, họ cố tình không thực hiện, thì người sử dụng cũng rất khó biết được vì nông dân thường có rất ít thông tin về những diễn biến giá cả”, ông Công cho biết.

Nguồn bài viết: http://www.thesaigontimes.vn/124125/Thuc-an-chan-nuoi-neo-gia-lo-hong-o-quan-ly.html


Có thể bạn quan tâm

An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi An Giang vào mùa thu hoạch xoài núi

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.

23/04/2015
Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp)

Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

23/04/2015
Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

23/04/2015
Độc đáo cá chép giòn Độc đáo cá chép giòn

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

23/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển?

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

23/04/2015