Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thuận Vợ, Thuận Chồng... Làm Giàu Không Khó

Thuận Vợ, Thuận Chồng... Làm Giàu Không Khó
Ngày đăng: 15/02/2014

Về ấp Nhơn Thọ 1, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ, tìm hiểu việc nuôi trăn của ông Võ Văn Diện (thường gọi là Ba Rí) mới thấm thía câu “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Kể lại hồi mới nuôi trăn, vợ ông Diện cho hay: “Hồi đó tôi sợ trăn lắm, lại gần thôi cũng không dám, nhưng thấy ổng làm một mình cực quá nên tôi mạnh dạn làm theo, giờ thì quen rồi, cũng quen được tính khí của chúng”. Vợ chồng họ cùng nhau nuôi trăn, chồng cho trăn lớn ăn, còn chăm lo trăn nhỏ là do vợ.

Trước khi nuôi trăn, gia đình ông Diện canh tác nhiều loại cây, con nhưng đều thất bại. Ông Diện cho biết: “Thấy nuôi và trồng cái gì cũng không đạt, nên tôi nghĩ là nên nuôi con gì nó lạ lạ, rồi lúc đó có phong trào nuôi trăn nên tôi theo luôn”.

Lúc đầu, gia đình tôi chỉ mua có một con trăn cái làm giống, sau đó mua thêm trăn con, nhưng vì lúc đó giá trăn bằng với giá chuột nên ông đành bán hết, chịu lỗ vốn. Quyết không từ bỏ với nghề lạ này, sau 4 năm học hỏi về kỹ năng chăm sóc và thị trường tiêu thụ sản phẩm của trăn, ông Diện bắt đầu lại sự nghiệp và đã thành công. Hiện mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 500 triệu đồng từ bán trăn thịt và trăn giống.

Ông Diện chia sẻ: “Nuôi trăn tuy dễ mà khó. Khó là ít sách báo nào hướng dẫn phòng bệnh, điều trị bệnh sổ mũi và ho của trăn, hễ gặp hai bệnh này nếu xử lý không tốt là hư cả đàn”.

Ngoài nuôi trăn, ông Diện còn có vườn sầu riêng mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Nhiều năm liền ông Diện đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư. Hiện, hai con trai lớn của ông Diện đều theo nghề bố nuôi trăn và cũng rất thành công.

Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi trăn của ông Ba Rí, có thể liên lạc qua số điện thoại 0985444680.


Có thể bạn quan tâm

Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

13/11/2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

09/11/2014
Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất Chuyển Mục Đích Gần 2ha Rừng Ở Vùng Sạt Lở Sang Trồng Rừng Sản Xuất

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

13/11/2014
Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo Ra Mắt Thương Hiệu Rau Sạch Liên Thảo

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

14/11/2014