Thuận Nam Tạm Ngưng Xuống Giống Vụ Hè-Thu

Theo dự báo năm nay, tình hình khô hạn sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân huyện Thuận Nam tạm ngưng sản xuất vụ hè-thu năm 2014.
Toàn huyện hiện có khoảng 1.558 ha đất trồng lúa, tập trung các xã Phước Nam, Phước Hà, Nhị Hà và Phước Ninh. Tổng số đàn gia súc khoảng 38.700 con. Tuy nhiên đến nay, mực nước tại các hồ, đập rất thấp: Hồ Sông Biêu còn khoảng 6 triệu m3, Hồ Tân Giang còn khoảng 3 triệu m3; hồ CK7, hồ Suối Lớn, hồ Bàu Ngứ gần như cạn kiệt.
Để chủ động đối phó với tình hình nắng hạn sắp tới, huyện chỉ đạo cho tất cả các địa phương nằm trong vùng hưởng lợi ngưng xuống giống sản xuất vụ lúa hè-thu để tránh thiệt hại, ưu tiên dự trữ nguồn nước các hồ, đập trên địa bàn để phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lưu Ngọc Lễ, Phó phòng NN&PTNT huyện Thuận Nam cho biết: “Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn đã thu hoạch xong 80% diện tích lúa vụ đông-xuân. Nhằm tiết kiệm, tránh thất thoát nguồn nước, huyện chỉ đạo Trạm thủy nông cắt nước, không để bà con tận dụng nước sản xuất tiếp vụ Hè-Thu.
Anh Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Ninh cho biết: “Nông dân trong xã thực hiện tốt chủ trương tạm ngưng xuống giống vụ hè-thu. Một số nông dân tận dụng quỹ đất ở ven sông trồng các loại cây ngắn ngày, cần ít nước như: đậu xanh, mía, ớt…
Ngoài việc khuyến cáo bà con ngưng sản xuất vụ hè-thu, huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi di chuyển đàn gia súc đến khu vực có nước, vận động bà con dự trữ thức ăn cho gia súc như: rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác, kết hợp trồng thêm cỏ để bổ sung thức ăn tươi cho gia súc.
Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tại địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...

Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.