Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai

Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai
Ngày đăng: 15/10/2014

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng nước nội địa - đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tăng cường tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn thủy sản giống, tôm cá con trong năm 2014. Qua đó, nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn thủy sản trong tự nhiên, nâng cao ý thức của người dân đối với việc khai thác nguồn lợi thủy hải sản một cách phù hợp.

Tại buổi lễ, các đơn vị nói trên đã thả 12 nghìn con cá Dìa giống (cỡ 3-5cm) xuống các khu bảo vệ thủy sản thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; trong đó, tại Khu bảo vệ thủy sản Đập Tây - Chùa Ma (xã Vinh Giang) được thả 6.000 con và Khu bảo vệ thủy sản Hà Nã (xã Vinh Hiền) thả 6.000 con.

Dịp này, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng sẽ tiến hành thả thêm 6.000 con cá Dìa tại Khu bảo vệ thủy sản Cồn Giá, xã Vinh Hà (huyện Phú Vang).

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, từ đầu năm đến nay 2014, Chi cục đã thả ra đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 18 nghìn con cá Dìa và 180 nghìn con tôm sú giống. Với số lượng tôm, cá giống được thả nhiều như vậy, hy vọng bà con ngư dân ở khu vực đầm phá sẽ có những mùa bội thu tôm, cá.

Theo ông Bình, việc thả tôm, cá giống tại các khu bảo vệ thủy sản sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân trong vùng. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các chi hội nghề cá, ngư dân sẽ có ý thức cao trong việc bảo vệ và tái tạo tốt hơn nguồn lợi thủy sản. Các ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã phối hợp đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật đánh bắt khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực bãi giống, bãi đẻ, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các chủng loại thủy sản khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Sau hơn bốn năm thí điểm thành lập khu bảo vệ thủy sản đầu tiên, đến nay, tại Thừa Thiên - Huế đã có 10 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích bảo vệ nghiêm ngặt hơn 300ha mặt nước đầm phá. Bên cạnh các hoạt động bảo vệ, xử lý nghiêm tình trạng khai thác trái phép; nhiều biện pháp phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản cũng đã được ngành chức năng áp dụng như: thả rạn nhân tạo làm nơi trú ẩn cho các loài thủy sản, tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi, tổ chức trồng và bảo vệ các loại cây bản địa quanh khu vực.

Trong năm 2014, ngoài việc thả cá tái tạo nguồn lợi, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đã tiến hành thành lập thêm hai khu bảo vệ thủy sản mới là Hà Nã, xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) và Cồn Sầy, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà); xây dựng thêm 70 rạn nhân tạo, phục hồi sinh cảnh; đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức nghiên cứu và triển khai công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo - Tập Huấn Sản Xuất Ớt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Hội Thảo - Tập Huấn Sản Xuất Ớt Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.

18/06/2014
Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Tiếp Tục Phòng Trị Hay Đốn Bỏ? Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn Tiếp Tục Phòng Trị Hay Đốn Bỏ?

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.

18/06/2014
Chôm Chôm Giảm Giá Chôm Chôm Giảm Giá

Tại các nhà vườn TX.Long Khánh, Xuân Lộc và Thống Nhất (Đồng Nai), giá chôm chôm hiện đã giảm từ 2-6 ngàn đồng/kg so với những ngày đầu tháng 6-2014. Cụ thể, giá chôm chôm thường bán tại vườn hiện chỉ còn 4-5 ngàn đồng/kg (giảm 2-3 ngàn đồng); chôm chôm giống Thái Lan và chôm chôm nhãn chỉ còn 10-12 ngàn đồng/kg (giảm 5-6 ngàn đồng/kg).

18/06/2014
Khi Nông Dân Bán Búp Thanh Long Khi Nông Dân Bán Búp Thanh Long

Trong thời gian gần đây, khi thanh long chính vụ bước vào thời kỳ rộ, nhiều nông dân trồng thanh long trên địa bàn một số xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã bán búp thanh long cho một số điểm thu mua được đặt tại địa phương. Tại sao lại có hiện tượng này?

18/06/2014
Ba Bí Quyết Thành Công Trong Xuất Khẩu Gạo Của Ấn Độ Ba Bí Quyết Thành Công Trong Xuất Khẩu Gạo Của Ấn Độ

Theo Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ, thành công trong xuất khẩu gạo của Ấn Độ dựa trên ba yếu tố. Đó là chất lượng gạo Basmati đứng hàng đầu, diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giới (7 triệu ha) và gạo Non-basmati có giá cả cạnh tranh.

18/06/2014