Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai

Ngày 14-10, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với chính quyền các xã Vinh Giang, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cùng Chi hội nghề cá Giang Xuân (xã Vinh Giang), Chi hội nghề cá Vinh Hiền (xã Vinh Hiền) tổ chức Lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản và thả cá giống ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ kế hoạch tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng nước nội địa - đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tăng cường tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nguồn thủy sản giống, tôm cá con trong năm 2014. Qua đó, nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn thủy sản trong tự nhiên, nâng cao ý thức của người dân đối với việc khai thác nguồn lợi thủy hải sản một cách phù hợp.
Tại buổi lễ, các đơn vị nói trên đã thả 12 nghìn con cá Dìa giống (cỡ 3-5cm) xuống các khu bảo vệ thủy sản thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; trong đó, tại Khu bảo vệ thủy sản Đập Tây - Chùa Ma (xã Vinh Giang) được thả 6.000 con và Khu bảo vệ thủy sản Hà Nã (xã Vinh Hiền) thả 6.000 con.
Dịp này, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng sẽ tiến hành thả thêm 6.000 con cá Dìa tại Khu bảo vệ thủy sản Cồn Giá, xã Vinh Hà (huyện Phú Vang).
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, từ đầu năm đến nay 2014, Chi cục đã thả ra đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 18 nghìn con cá Dìa và 180 nghìn con tôm sú giống. Với số lượng tôm, cá giống được thả nhiều như vậy, hy vọng bà con ngư dân ở khu vực đầm phá sẽ có những mùa bội thu tôm, cá.
Theo ông Bình, việc thả tôm, cá giống tại các khu bảo vệ thủy sản sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho ngư dân trong vùng. Đặc biệt, thông qua hoạt động của các chi hội nghề cá, ngư dân sẽ có ý thức cao trong việc bảo vệ và tái tạo tốt hơn nguồn lợi thủy sản. Các ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã phối hợp đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật đánh bắt khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở khu vực bãi giống, bãi đẻ, tạo môi trường thuận lợi để phát triển các chủng loại thủy sản khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Sau hơn bốn năm thí điểm thành lập khu bảo vệ thủy sản đầu tiên, đến nay, tại Thừa Thiên - Huế đã có 10 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích bảo vệ nghiêm ngặt hơn 300ha mặt nước đầm phá. Bên cạnh các hoạt động bảo vệ, xử lý nghiêm tình trạng khai thác trái phép; nhiều biện pháp phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản cũng đã được ngành chức năng áp dụng như: thả rạn nhân tạo làm nơi trú ẩn cho các loài thủy sản, tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi, tổ chức trồng và bảo vệ các loại cây bản địa quanh khu vực.
Trong năm 2014, ngoài việc thả cá tái tạo nguồn lợi, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đã tiến hành thành lập thêm hai khu bảo vệ thủy sản mới là Hà Nã, xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) và Cồn Sầy, xã Hương Phong (thị xã Hương Trà); xây dựng thêm 70 rạn nhân tạo, phục hồi sinh cảnh; đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức nghiên cứu và triển khai công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 3 của cả nước ước đạt 176 ngàn tấn, tăng 0,3% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 3 tháng đầu năm đạt 499 ngàn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ.

“Tôi phải năn nỉ mãi, bên thu mua mới tăng thêm 200 đồng/kg cá sơn. Vậy mà chuyến biển vẫn lỗ gần 30 triệu đồng”, anh Nguyễn Út (ngụ Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), chủ tàu giã cào đôi QNg 947… TS than thở khi vừa bán xong hai tàu cá tại Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng).

Ông Nguyễn Minh Khoa, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện hiện có 124ha nuôi tôm, sản lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ có tổng điện tích 118ha, sản xuất 2 năm 3 vụ. Được sự hướng dẫn của các ngành chuyên môn, vụ tôm hiện tại đạt năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha, lợi nhuận gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa”.

Theo kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng IV, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt thời gian qua của các hộ nuôi lồng bè trên sông Trà Khúc ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) là do vi khuẩn gây bệnh đóm đỏ và hội chứng lở loét Aeromonas Sobria.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.